Cấu trúc silo là gì? Cách tạo cấu trúc silo cho website

Bạn đang gặp vấn đề tổ chức nội dung trên website của mình? Bạn đang phân vân không biết tạo cấu trúc website của mình theo mô hình nào. Nhiều người đồn đại rằng cấu trúc silo đang mạnh lắm, tạo cấu trúc này cho website đi.

Vậy sự thật về cấu trúc silo ra sao, nó có mạnh như mọi người thường nghĩ? Hãy cùng SEO CPT khám phá trong bài viết dưới đây.

Cấu trúc Silo là gì?

Cấu trúc silo là một trong nhưng loại hình cấu trúc để thiết kế khung cho website và định hướng dòng chảy. Các nhóm bậc tổ chức trong cấu trúc được xác định theo các chủ đề lớn – nhỏ của website.

Silo là một cấu trúc cơ bản để tách nội dung trên website của bạn ra từng mảng tách biệt.

Các nội dung nằm trong cùng một silo có liên quan với nhau giúp google hiểu hơn về nội dung trên website của bạn.

Tầm quan trọng của cấu trúc silo

Bạn nghĩ rằng website đối thủ đã tồn tại lâu, uy tín và đứng top nhiều từ khóa không thể đánh bại. Không hẳn như vậy đâu, hãy xem qua sức mạnh của cấu trúc silo dưới đây nhé.

Bạn quan sát bên dưới sẽ thấy từ khóa này có lượt tìm kiếm trung bình tương đối cao (5400/tháng)

độ khó từ khóa

 

Với độ khó này ở thị trường nước ngoài cũng là tương đối khó. Nó khó tương đương với từ “thiết kế biệt thự” tại Việt Nam đấy.

DR thấp
Và hãy nhìn xem link số lượng link ở dưới của trang web ấy so với điểm DA , PA của các trang web đối thủ bạn sẽ thấy đáng kinh ngạc.

Điểm DR các trang đối thủ là 46 đến 54 lận. Tuy nhiên DR 32 lại có thể lên top?

Vậy tại sao điều này lại có thể xảy ra ?
Làm sao những trang nhỏ này lại có khả năng đánh bại những trang Authority lớn và đứng lâu năm đến như vậy? Và bạn có thể học hỏi được gì từ nó?

Lý thuyết xây dựng cấu trúc silo

Lý thuyết silo giúp bạn phân tách các thị trường ngách và mở rộng thị trường của mình. Trong cấu trúc silo bạn phải phân tách được 2 vấn đề chính đó chính là Page (trang) và category (chuyên mục).

Trang: được hiểu là các trang tĩnh, cố định nhằm hiển thị một nội dung duy nhất thuộc về trang. Thường tạo thành các lading page hoặc các mục giới thiệu, liên hệ.

Chuyên mục: Tập hợp nhiều bài viết có cùng nội dung liên quan với nhau.

Khi bạn phân tách xong rồi, bây giờ điều bạn cần quan tâm đó là phân nhóm và tách biệt.

Nhóm = Cho những content thật sự liên quan vào các nhóm ( categories) tương ứng.

Riêng Biệt = Tạo nên một hệ thống riêng biệt cho từng nhóm khác nhau để đảm bảo chắc chắn rằng các nhóm này chỉ tương tác với những content ở cùng thể loại mà thôi.

Nhóm

Là tập hợp các bài viết liên quan cùng nằm trong một chuyên mục. Bạn có thể hiểu hơn khi xem hình ảnh minh họa phía dưới:

Nhóm trong một trang

Một website về thể hình sẽ có những nhóm:

  • Fat Lost = Giảm cân
  • Muscle Building = xây dựng cơ bắp (thể hình)
  • Nutrition = dinh dưỡng

Nhiều bạn thường hỏi mình rằng: “Một website thì có bao nhiêu nhóm”

Theo mình thì một website không có giới hạn nhóm, nó phụ thuộc vào lượng nội dung trên website và các phân chia các nhóm của bạn.

Riêng biệt

Bạn cần đảm bào rằng các bài viết trong cùng một nhóm sẽ không tương tác ra các nhóm khác. Sự tách biệt này tạo thành dòng chảy cho trang web của bạn. Như vậy các mục sẽ không bị lẫn, pha trộn hay trùng nhau.

Không liên kết các nhóm với nhau

Khi bạn liên kết nội bộ bạn cần quan tâm đến một số quy tắc:

  1.  Các Silo Page nên liên kết xuống các bài post tương ứng phía dưới của nó
  2.  Những bài Posts có thể liên kết tới các bài post khác trong cùng nhóm Silo
  3. Những bài Post CÓ THỂ liên kết tới các Silo Page khác ( hình dưới)
  4.  Những liên kết ở Footer chỉ nên liên kết tới những trang có ít giá trị ( vd : trang liên lạc, giới thiệu,…)
  5.  Những Link ở Navigation thì chỉ nên liên kết tới những trang Top Silo Page khác

Và để hiểu rõ hơn thì mình sẽ có một hướng dẫn cụ thể chi tiết thông qua bài thực hành hướng dẫn tạo cấu trúc silo cho website ngay phía dưới.

Thực hành tạo cấu trúc silo cho website

Có nhiều người chia sẻ về cấu trúc này, tôi cũng chỉ tổng hợp lại và đơn giản hóa cho các bạn dễ hiểu và nhìn nó một cách tổng quát hơn thôi.

Cấu trúc căn bản khi nói đến Silo đó là : Trang chủ ( home page) > Silo Page > Post. Bạn có thể hiểu hơn thông qua xem hình bên dưới:

Cấu trúc silo

Hoặc là cấu trúc silo dạng này: Homepage > Silo page > Sub-Silo Page> Post.
Bạn có thể nhìn hình ở dưới để minh họa cụ thể hơn.

cấu trúc silo

Url bài viết lúc đó sẽ giống như thế này :
ABC.com/nutrition/keto/nhung-mon-an-chua-chat-beo-cao/
ABC.com/nutrition/paleo/cong-thuc-paleo/
*Nutrition là dinh dưỡng còn Keto và Paleo là 2 kiểu công thức chế biến món ăn hiệu quả trong việc giảm cân nhé*
Và tất nhiên… Cấu trúc Silo của bạn có thể có nhiều tầng hơn nữa :
Hompage > silo page > Sub-silo page > Sub sub-silopage > Posts

Và khi cấu trúc càng đi sâu thì dẫn đến cấu trúc càng phức tạp. Trải nghiệm người dùng không tốt, sức mạnh truyền qua các silo page rất lâu khiến bài viết có thể lâu nhận được sức mạnh từ trang chủ.

Và để vẽ được cấu trúc như trên trước tiên bạn cần:

Bước 1: Nghiên cứu từ khóa

Cấu trúc silo là cả một quá trình nghiên cứu và phân tách từ khóa thành các nhóm. Phần này không phải là việc bạn nghiên cứu từ khóa ngách đâu.

Hãy quét toàn bộ từ khóa và phân tách chúng thành các nhóm riêng biệt. Đối với thị trường bạn đã biết hoặc thông thuộc thì việc phân các nhóm này rất đơn giảm.

Tuy nhiên đối với người làm SEO thì bất cứ lĩnh vực nào bạn cũng có thể thực hiện được. Vậy làm sao có thể như vậy?

Đây là các tôi thường làm khi phân tách các nhóm nội dung với nhau trong bộ từ khóa hàng ngàn/ chục ngàn từ:

Điều mà dễ nhất có thể làm đó là bạn vô những trang Wiki để có thể lấy được các ý tưởng về việc chia Nhóm cho website của bạn, bạn có thể xem tại đây!

Có nhiều nội dung ở dạng tiếng anh, bạn có thể dùng google dịch để chuyển chúng qua tiếng việt. Mình nghĩ là bạn có thể hiểu sơ qua ý nghĩa, nội dung của nó.

Ở đây tôi sẽ lấy các chủ đề là
1. Cardio
2. Dinh Dưỡng

Nếu bạn vẫn thấy khó hiểu và không hình dung được bạn hãy tham khảo các trang web đối thủ cùng lĩnh vực khác trên google nhé.

quan sát đối thủ

Nếu bạn là một người mới vào nghề thì bạn có thể tạo một đến 2 nhóm để thực hiện trước. Khi nó đã tốt rồi thì bạn bắt đầu mở rộng sang các nhóm khác.

Chứ mình không bắt buộc các bạn phải tạo tất cả các nhóm như đối thủ đâu nhé!

Tiếp đó bạn cần phân từ khóa ra làm 2 loại cơ bản:

  • Từ khóa chuyển đổi (mang lại đơn hàng, đặt hàng của khách)
  • Từ khá tin tức (thu hút khách hàng truy cập tiềm năng)

Rất tiếc bài viết này mình không hướng dẫn chi tiết cho bạn được. Phần nghiên cứu từ khóa này mình sẽ để ra hẳn 1 bài để hướng dẫn riêng cho các bạn sau nhé!

Tiếp đến bạn sẽ phân các từ khóa vào các nhóm khác nhau. Để có thể nhóm nhanh silo thì bạn cần phải làm nhiều mới có kinh nghiệm làm nhanh được. Nếu mới làm thì bạn nên từ từ, SEO là không nóng vội được.

Bước 2: Vẽ sơ đồ cấu trúc silo cho website

Phác họa sơ đồ silo rất quan trọng, nó giúp bạn định hình được các cấu trúc website. Có nhiều cách để bạn có thể vẽ ra sơ đồ thông qua:

  • Google Sheet
  • Imindmap
  • Giấy trắng ( là bạn tự vẽ ra)
  • Workflowy
  • Và nhiều cách khác,…

Bình thường thì tôi sẽ tự tay vẽ nháp phác họa ra hoặc dùng Google Sheet online. Trong trường hợp này tôi sẽ làm mẫu cho bạn bằng google sheet, bởi vì tôi mà vẽ và ghi thì chắc “chỉ có chúa mới có thể đọc được mất”!

ví dụ nhóm từ khóa

Bước 3: Thực hiện nhóm các silo

Bạn nên bắt đầu nhóm các silo lớn trước để tránh gặp vấn đề bối rối khi nhóm. Bạn đừng có nghịch nhiều nhóm nếu bạn là người mới vào nghề SEO nhé. Hãy thực thiện từng nhóm trước khi chuyển qua nhóm khác, như vậy sẽ không bị “tẩu hỏa nhập ma”.

một mẫu silo cơ bản

Bắt đầu từ nhóm món ăn giảm cân, sau đó bạn mới chuyển qua các bài tập như vậy sẽ không bị lẫn, hoặc nhầm từ khóa.

Bước 4: Thực hiện tạo và điểu chỉnh silo

Bước này thì bạn câng biết một ít về tạo page, category và thẻ trong wordpress. Bạn cũng có thể điều chỉnh các nhóm trong slidebar. Như vậy các silo có thể dễ dàng liên kết với nhau hơn.\

Tạo các page/ chuyên mục trên thanh menu. Đây chính là những trang/ chuyên mục quan trọng để nhóm các silo nhỏ hơn trong hệ thống.

Bạn chỉ cần vào trình quản lý là có thể thực hiện được điều này:

Và có 2 điều cơ bản trong 1 silo page bạn cần quan tâm đó là:

  • Các bài trong cùng 1 silo phải có nội dung liên quan đến nhau
  • Từ khóa có lượng search cao và là từ khóa chung nhất của silo page

Bước 5: Tạo thêm các nhóm silo khác

Sau khi bạn hoàn thiện 1 nhóm silo rồi bạn bắt đầu tiếp tục với các nhóm tiếp theo. Làm như vậy bạn sẽ dễ dàng nhìn ra hơn và không bị lẫn chúng với bất cứ nhóm nào khác.

Những nhóm silo mới bạn chỉ cần viết content vào cho nó là ok rồi, không cần phải làm dài dòng nhiều thứ.

Một số câu hỏi thường gặp về silo

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về silo mà các bạn hay hỏi. Đồng thời cũng là đáp án cho các bạn luôn.

Trang đang hoạt động nhưng tôi muốn tạo cấu trúc silo phải làm sao?

– Ý câu hỏi này mình đoán là trang web của bạn ấy đã chạy được một thời gian rồi, nhưng trước đó chưa tạo cấu trúc silo cho trang. Bởi vậy bây giờ muốn tạo cấu trúc silo phải làm như thế nào?

– Nếu bạn là một người không am hiểu về cấu trúc silo, tốt nhất bạn nên để nguyên. Như vậy sẽ không ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa trên website của mình.

Đối với mình khi thực hiện tạo cấu trúc silo cho khách nhiều khi cong khuyên cấu trúc của anh đang tốt, vậy tạo silo để làm gì? Và khi cấu trúc silo không cẩn thận bị mất bài viết hoặc lỗi page cũng dở khóc dở cười lắm các bạn ạ.

Vì vậy điều đầu tiên đó là: “Cái gì đang tốt thì không nên cải tiến

Trong trường hợp website của bạn bình thường thì không nên động vào làm chi.

Đối với những web mà code đã bị cũ, lượng truy cập đi xuống, như vậy việc cấu trúc lại website là điều cần thiết. Và để thực hiện điều chỉnh website này mình thường làm như sau:

Để nguyên URL như cũ
2. Tạo những Categories / Nhóm Silo phù hợp rồi điều chỉnh những content hiện có vào các Nhóm tương ứng
3. Điều chỉnh các link ở SideBar chỉ liên kết tới những bài content trong cùng 1 nhóm
4. Bỏ những link mang lại ít giá trị ở dưới footer
5. Điều chỉnh Navigation cho liên kết tới các trang Top silo page
6. Điều chỉnh các content ở trong từng Nhóm chỉ Liên kết tới những content trong cùng nhóm

Kết Luận

Và cấu trúc silo không phải là tất cả, còn rất nhiều trang web không cần cấu trúc silo vẫn lên top. Ngoài silo ra còn rất nhiều yếu tố giúp bạn tối ưu trang web của mình.

Hãy tiếp tục tối ưu trang web sao cho thân thiện với người dùng, mục đích của cấu trúc silo chính là làm điều đó.