Bạn đang gặp vấn đề với google panda? Bạn không biết phải khắc phục nó ra sao? Hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Google panda là gì?
Google panda là một thuật toán của google được tung ra ngày 23/2/2011. Thuật toán này nhắm thẳng vào các trang web có nội dung mỏng hoặc kém chất lượng.
Tuy nhiên nó đồng thời tìm kiếm các trang web có chất lượng tốt, hữu ích với người dùng để đưa kết quả tìm kiếm tới họ.
Ảnh hưởng chính của google panda:
- Xem xét chất lượng nội dung website. Qua đó nhằm loại bỏ phần nội dung sai phạm, nội dung rác hoặc được copy từ những trang khác
- Làm giảm sự hiện diện của các trang web chất lượng thấp trong kết quả Organic Search của Google
- Thưởng cho các trang web chất lượng cao
Nếu trang web của bạn bị rớt hạng hoặc liên tục trong thời gian dài thì hãy đề phòng thuật toán panda đang phạt trang web của bạn.
Nếu website bạn gặp tình trạng trùng lặp nội dung với số lượng ít thì Panda sẽ không phạt liền. Mà chờ đến khi mức trùng lặp lên đến hơn 20%-30% mới kéo hẳn traffic xuống.
Đôi khi bạn không nên lầm tưởng google panda với google penguin.
Nếu hình phạt từ Panda kéo traffic xuống dần dần thì Penguin hoàn toàn trái ngược. Penguin phạt thẳng tay và traffic giảm không phanh xuống tận đáy.
Những nguyên nhân dẫn đến google panda phạt
Có một số nguyên nhân dẫn đến website của bạn bị google panda phạt đó là:
Nội dung mỏng, không chất lượng
Hầu hết nội dung mỏng không chất lượng là nguyên nhân chính dẫn đến website của bạn bị google panda để ý và phạt.
Nội dung mỏng không chất lượng có thể là:
- Nội dung sao chép từ các trang web khác
- Nội dung ngắn, không cung cấp thông tin cho người dùng
- Nội dung trên trang không đồng nhất với chủ đề hoặc lĩnh vực mà trang web hướng tới.
Nội dung trùng lặp
Nội dung đã được sử dụng nhiều lần, thường xuyên xuất hiện trên internet. Thực sự nội dung trùng lặp là không thể tránh khỏi, tuy nhiên ở mức độ dưới 10% là an toàn.
Khi trùng lặp ở mức độ >20% lúc này trang web của bạn rất dễ bị google panda phạt.
Việc trùng lặp nội dung không chỉ xảy ra trên các trang mà nó còn có thể xảy ra trên chính trang của bạn.
Google sẽ quét trùng lặp lần lượt theo thứ tự:
- Nội dung từng trang
- Thẻ mô tả
- Thẻ tiêu đề
- Code HTML
- Khung giao diện
- Khung design mặc định của website (Vd bài viết chữ quá ít nhưng khung design lại lớn)
Nội dung kém chất lượng
Các trang web nội dung chất lượng thấp sẽ khiến trang của bạn rất có khả năng bị google nhòm ngó và phạt.
Nội dung content kém chất lượng thường:
- Truyền tải vắn tắt, qua loa
- Thiếu ý
- Không phân tích chuyên sâu, ít có sự đào sâu nghiên cứu.
- Ít tìm tòi, mở rộng chủ đề
Trang web không có sự uy tín
Những trang web có độ uy tín quá thấp hoặc không có độ tin tưởng rất dễ bị google ghẻ lạnh, đôi khi còn phạt bạn nữa.
Content farming
Những trang web thường xuyên đi copy nội dung của trang khác sau đó về nhồi nhét từ khóa không trích dẫn nguồn.
Những trang này với số lượng content farming lớn rất dễ dẫn tới bị google phạt. Đặc biệt là những trang nhằm mục đích hỗ trợ SEO giống như các trang webn vệ tinh khác.
Web có chứa nhiều quảng cáo
Quảng cáo không chỉ làm giảm trải nghiệm người dùng mà còn có thể bị google phạt. Những trang đặt quản cáo trang lan mà không bị phạt mới lạ
Lỗi Schema
Nhiều người vẫn chưa hiểu về schema, đặt thông tin liên hệ phía cuối bài viết giống hệ nhau với số lượng lớn. Từ đó dẫn tới trùng lặp nội dung và bị google phạt.
Trong trường hợp thông tin schema khác với thông tin google thu thập được, nó cũng sẽ phạt bạn.
Trộn nội dung đi link
Bạn viết 1 bài mới sau đó spin thành nhiều bài rồi trực tiếp đi về trang chính hoặc moneysite. Nội dung này sẽ bị đánh giá là nội dung rác và google sẽ sử dụng thuật toán để xóa bỏ nó. Và lúc này trang của bạn sẽ bị phạt lây vì nhận liên kết từ những nội dung rác không chất lượng.
Keyword cannibalization
Keyword Cannibalization là từ khóa cạnh tranh lẫn nhau, hiện tượng khi bạn vô tình hay có chủ ý tạo lập nên nhiều bài viết cùng nói về một chủ đề hay cùng tối ưu một số từ khóa cụ thể.
Dẫn đến các URL này dù đều được hiển thị trên công cụ tìm kiếm, nhưng kết quả cuối cùng là không có trang nào lên vị trí top 10.
Google Panda khi vào xem xét website, nó sẽ ưu tiên quan sát những trang được tối ưu duy nhất.
Nếu nó vào scan một ngàn trang và thấy tất cả các trang đều tối ưu theo:
- Các chủ đề bài viết khác nhau
- Bộ từ khóa riêng biệt
Làm sao tôi biết rằng trang web mình bị google panda phạt?
Những dấu hiệu cho thấy trang web của bạn đang bị phạt đó là:
Truy cập giảm dần theo thời gian
Đây dược xem là dấu hiện cơ bản và dễ nhận biết nhất. Ở trong khoảng thời gian đầu, biến động không lớn, bạn có thể để ý nếu thấy truy cập và số từ khóa giảm liên tục cần chú ý ngay.
Sau khoảng 1 đến 2 tháng, bạn sẽ thấy rằng lượng truy cập giảm sâu và không có dấu hiệu dừng lại. Bạn có thể theo dõi qua biểu đồ dưới đây:
Nhiều khi bạn lo lắng bị gặp lỗi kỹ thuật, tuy nhiên nếu biểu đồ trang web bên bạn đi xuống như vậy hoặc xuống dốc hơn thì mình tin chắc rằng đang bị google panda phạt.
Truy cập giảm 1 nửa
Bỗng nhiên truy cập trên trang của bạn giảm 1 nửa mà không biết vì sao.
Từ đó khiến website từ top đầu trang 1 lập tức bay vèo xuống cuối trang 1 hay qua đến trang 2. Lúc này, số lượng organic traffic vẫn có nhưng còn rất ít và không đáng kể.
Làm sao tôi có thể khôi phục khi bị google panda phạt?
Khi bị google panda phạt, hầu hết các bạn đều loay hoay không biết làm gì. Đối với mình khi trang web đầu tiên làm bị panda phạt mình cũng rất hoảng sợ. Đầu tiên bạn cần bình tĩnh tìm nguyên nhân bị phạt mới có những hành động gỡ phạt chính xác.
Hầu hết khi panda phạt đều là phạt nội dung, vì vậy bạn cần tối ưu lại toàn bộ nội sung trên trang của mình tốt nhất.
Noindex và canonical
Sử dụng noindex để chặn việc lập chỉ mục những nội dung trùng lặp và nội dung kém chất lượng trên trang.
Những nội dung mà 1 năm không có lượt truy cập mình nghĩ bạn cũng nên noindex nó đi.
Đối với các trang sản phẩm khác nhau, bạn nên dùng canonical để google biết được đâu là trang chính và đâu là các nhân bản của nó.
Cải thiện nội dung mỏng hoặc ít truy cập
Panda luôn loại bỏ các trang web có nội dung kém, và không hữu ích với người dùng. Hãy cải thiện những nội dung mà bạn thấy nó chưa đủ thuyết phục. Những bài viết lâu rồi không được cập nhật bạn cũng nên viết thêm nội dung dung cho nó.
Nâng cao chất lượng toàn bộ trang web
Luôn luôn nâng cao chất lượng trang web là điều mà nhà quản trị trang nào cũng phải làm.
Không bao giờ dừng lại ở việc loại bỏ các content kém chất lượng.
Mà còn phải xây dựng kế hoạch khắc phục toàn bộ nội dung, bao gồm:
- Nâng cao chất lượng nội dung
- Cải thiện các yếu tố trải nghiệm người dùng (UX) khác như cắt giảm banner quảng cáo vô nghĩa, form gây rối mắt…
Vì vậy, tôi không cho rằng chỉ loại bỏ mỗi phần nội dung kém chất lượng thôi sẽ mang lại những cải thiện. Cái chính là còn phải tập trung nâng cao chất lượng tổng thể của nó.
Kết Luận
Vậy là mình đã chia sẻ xong về google panda rồi. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hay thắc mắc vui lòng để lại lời nhắn cuối bài viết nhé!