Local SEO là gì? Cách tối ưu local SEO?

Local SEO là một hình thức SEO khá phổ biến hiện nay, nó liên quan đến thứ hạng từ khóa địa phương như: Vé máy bay hà nội sài gòn, du lịch nha trang, dịch vụ SEO hà nội…

Hình thức này thường được các doanh nghiệp địa phương tận dụng để nhận được ưu thế, khi thực hiện đẩy SEO các từ này lên top nhằm có cơ hội tiếp cận khách hàng.

Về cơ bản SEO local không khác hình thức SEO thông thường là bao, tuy nhiên nó co nhiều điểm khác biệt mà bạn cần chú ý.

Local SEO là gì?

Local SEO là quá trình tối ưu hóa tìm kiếm doanh nghiệp của bạn thông qua những từ khóa địa phương. Sau cập nhật thuật toán Possum vào năm 2016 thì các doanh nghiệp địa phương được ưu tiên khi tìm kiếm các từ khóa liên quan.

Một điểm mà các bạn cần lưu ý khi thực hiện local SEO đó là không spam từ khóa. Việc nhồi nhé quá nhiều từ khóa khi tối ưu local SEO có thể khiến phản tác dụng thậm chí là bị phạt.

Các từ khóa khi tối ưu SEO địa phương cần biến đổi linh hoạt để hạn chế bị spam cũng như tránh các hình phạt từ google.

Tối ưu onpage với local SEO

Tối ưu thẻ title và description

Đối với doanh nghiệp bạn ở khu vực nào bạn nên đặt từ khóa địa phương vào tiêu đề cho nó để được ưu tiên.

VD: Bạn có một quán lẩu ở Hà Nội thì tiêu đề bạn có thể đặt như sau: “Quán lẩu cay số 1 HÀ NỘI – Lương Sơn Lẩu cay”.

Bạn đặt tiêu đề làm sao cho người đọc thấy thuận miệng vừa có thể PR mà lại có thể lồng ghép từ khóa địa phương vào.

Đặc biệt lưu ý không nhồi nhét quá nhiều từ khóa và  mà cần phải lựa chọn từ khóa đặt tiêu đề sao cho hợp lý.

Và kể cả phần miêu tả, bạn cũng có thể lồng ghép từ khóa địa phương vào càng tốt. Miễn sao cho đọc trôi chảy và ý nghĩa.

Tối ưu hóa nội dung

Cũng như trên việc đề cập đến từ khóa địa phương trong bài viết cũng giúp google ưu tiên trang của bạn hơn khi người dùng tìm kiếm nhúng từ khóa đó.

Các từ khóa cần được giải đều trong bài thay vì một đoạn văn lại thấy 3 đến 5 từ thì thực sự là không ổn.

Cũng như 2 thẻ trên mà mình đã đề cập, các từ khóa về dịch vụ/sản phẩm của bạn đi đôi với tên địa phương cũng nên được “rải đều” trong nội dung và hãy chắc chắn rằng trong một nội dung 700 ký tự thì các từ khóa quan trọng phải lặp đi lặp lại tầm 4 lần. Sự lặp lại ở đây có nghĩa là có nhiều biến thể từ khóa được lặp lại đồng đều, ví dụ như trong một bài giới thiệu thì bạn nên có 4 từ khóa như thế này cho một nhà hàng hải sản tại Vũng Tàu

  1. Nhà hàng hải sản Vũng Tàu
  2. Ăn hải sản tại Vũng Tàu
  3. Hải sản giá rẻ ở Vũng Tàu
  4. Quán ăn hải sản Vũng Tàu

Đó chỉ là ví dụ, bạn có thể biến đổi thế nào tùy bạn, miễn là hãy chắc chắn rằng các biến thể từ khóa này luôn là các từ khóa được nhiều người tìm kiếm.

Chèn thẻ Meta GEO vào thẻ <head> của website

Có một thủ thuật nhỏ để tăng thứ hạng trên một từ khóa liên quan tới một địa phương nào đó mà nhiều người đã bỏ sót đó là sử dụng thẻ Meta GEO. Các bạn có nhớ rằng trên Google có chức năng lọc kết quả theo địa phương không? Hãy xem ảnh dưới đây.

 

Thẻ GEO này hoạt động giống như thẻ meta keyword trước đây nhằm khai báo tọa độ chính xác của doanh nghiệp của bạn, từ đó các máy tìm kiếm sẽ cho nó được ưu tiên với các kết quả tìm kiếm được phân vùng trên một địa phương mà thẻ Meta GEO đã khai báo. Các bạn có thể vào đây để tự tạo một thẻ Meta GEO dựa trên địa chỉ của bạn.

Một thẻ Meta GEO có cấu trúc giống như thế này

<meta name="geo.region" content="VN" />
<meta name="geo.placename" content="tp. Vũng Tàu" />
<meta name="geo.position" content="10.41138;107.136224" />
<meta name="ICBM" content="10.41138, 107.136224" />

Sau đó các bạn đặt nó vào cặp thẻ <head> </head> như bao thẻ meta khác.

Sử dụng GEO Sitemap và tập tin KML

Cũng giống như thẻ Meta GEO, GEO Sitemap cũng giúp bạn đạt thứ hạng cao trên một địa phương nào đó nhờ việc khai báo địa chỉ, phân vùng thích hợp vào sitemap. Còn tập tin KML (.kml) cũng là một loại sitemap đặc biệt để website của bạn có thể được Google Earth đánh dấu.

Sử dụng công cụ GEO Sitemap Generator để tạo, bạn sẽ nhận được 2 tập tin này sau khi tạo xong. Việc còn lại là upload lên thư mục gốc của website và submit nó vào Google Webmaster Tools như một sitemap bình thường.

Tối ưu Google My Business

Việc xây dựng và thiết lập google business là điều quan trọng nhất khi tối ưu local seo.

Công việc này không hề khó khăn bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn dưới đây là được.

Bạn hãy truy cập vào https://business.google.com/create để bắt đầu tạo google business của doanh nghiệp bạn.

Đăng ký doanh nghiệp của bạn

Trước tiên, Google yêu cầu bạn điền vào tên doanh nghiệp.

Bạn có hai lựa chọn ở đây:

  • Tạo doanh nghiệp mới
  • Xác thực tên doanh nghiệp đã có sẵn

Bắt đầu nhập và Google sẽ tìm kiếm doanh nghiệp của bạn trong hệ thống của họ.

Nhập tên doanh nghiệp của bạn
Nhập tên doanh nghiệp của bạn

Nếu doanh nghiệp của bạn đã đăng ký rồi thì nó sẽ hiển thị ngay còn nếu chưa đăng ký thì bạn nhấn tùy chọn “tạo lập doanh nghiệp với cái tên này”

Đây là tên doanh nghiệp thôi không phải là nơi bạn chèn từ khóa đâu.

Nhập thông tin doanh nghiệp

Bước tiếp theo, Google yêu cầu bạn thêm phần địa chỉ doanh nghiệp, bạn hãy nhập đúng thông tin doanh nghiệp mình.

Thêm địa chỉ doanh nghiệp
Thêm địa chỉ doanh nghiệp

Nhưng có một số thông tin bạn không biết điền như thế nào:

  • Bạn kinh doanh tại nhà mình
  • Bạn có một hoặc nhiều đối tác kinh doanh và cả 2 bên đều làm việc tại nhà (nghĩa là có nhiều địa chỉ quá đấy)
  • Bạn kinh doanh lưu động, chẳng hạn bán đồ ăn trên xe tải
  • Bạn có 1 hoặc nhiều văn phòng làm việc trải khắp cả nước
  • Bạn kinh doanh trực tuyến chứ không có văn phòng giao dịch cố định
  • Khách hàng của bạn bao gồm những người sống xung quanh địa phương và cả những người ở xa.

Bạn không cần quá lo lắng vì:

  • Nếu có 1 văn phòng cụ thể hãy nhập ngay thông tin của nó vào.
  • Nếu bạn và đối tác cùng làm viêc tại nhà thì nên điền vào mẫu địa chỉ của người ở gần doanh nghiệp nhất.
  • Nếu chỉ có mỗi “văn phòng trực tuyến” thì đừng đưa địa chỉ ấy vào nhé! Làm như vậy là phạm luật GMB! Hãy dùng địa chỉ nhà của bạn để thay thế.
  • Hãy nhớ rằng, tất cả các thông tin phải nhất quán với nhau. Vì vậy tôi khuyên bạn nên sao chép thông tin từ bảng tính bạn đã tạo trước đó để đảm bảo rằng điều này vừa chính xác vừa phù hợp với thông tin trên trang web của bạn (và bất kỳ danh sách doanh nghiệp nào khác mà bạn tham gia).
  • Nếu bạn kinh doanh lưu động thì bạn đánh dấu thêm vào ô “Tôi nhận giao hàng hóa và và dịch vụ đến cho khách hàng”

Kéo thả chính xác địa chỉ doanh nghiệp

Tiếp đến giao diện sẽ hiển thị ra một bản đồ để bạn có thể kéo và thả chính xác vị trí doanh nghiệp của mình.

Nếu địa chỉ ghim bị lệch bạn kéo lại điều chỉnh một chút là được.

Kéo và thả để ghim địa chỉ doanh nghiệp
Kéo và thả để ghim địa chỉ doanh nghiệp

Nếu đĩa chỉ ghim đã gần chính xác rồi bạn không cần lo lắng, google sẽ xác nhận lại địa chỉ doanh nghiệp bạn 1 lần nữa.

Chọn danh mục kinh doanh

Danh mục sẽ giúp google xác định chính xác được lĩnh vực kinh doanh mà công ty bạn đang hoạt động. Đó là nền tảng tốt giúp các từ khóa bạn muốn đẩy lên top, cũng là tiền đề cho phép bạn đẩy cả trăm từ khóa lên top theo.

Nhập thông tin liên hệ

Phần này đơn giản quá rồi, tôi cũng không có lưu ý gì nhiều ngoài việc nhắc bạn nhớ rằng tất cả thông tin bạn nhập trên GMB và bảng tính của mình phải trùng khớp với nhau đấy nhé!

Hãy chắc chắn rằng số điện thoại bạn nhập đúng để có thể lấy được mã xác minh doanh nghiệp.

Tối ưu lại thông tin tốt hơn

goài việc xác minh lại các thông tin đã điền, tôi thiết nghĩ bạn nên tối ưu hóa thêm nhiều thông tin GMB của mình hơn bằng cách:

  • Thêm nhiều danh mục hơn;
  • Tải lên một số ảnh (lý tưởng nhất là ảnh chụp tại cơ sở của bạn hoặc ít nhất gần đó, vì những ảnh này sẽ được đính kèm với location metadata);
  • Khai báo giờ mở cửa;
  • Liệt kê hết thảy các dịch vụ mà bạn cung cấp;
  • Thêm bất kỳ số điện thoại bổ sung nào;
  • Thêm các thuộc tính / tiện ích có liên quan

Kết luận

Hiện tại kiến thức seo local của mình còn hạn chế và chưa có nhiều trau dòi ở các thị trường khác nhau. Nếu có điều gì thiết sót hoặc chưa thực sự chính xác