13 lỗi kỹ thuật SEO thường gặp và cách khắc phục

Có thể nói quá trình SEO vô cùng gian nan và vất vả, trong quá trình sẽ xảy ra một vài vấn đề mà các bạn thường gặp phải.

Dưới đây tôi sẽ tổng hợp 13 lỗi kỹ thuật SEO mọi người thường gặp phải và các giải quyết chúng. Nếu bạn không phải là rất tốt, tuy nhiên nếu bạn gặp phải thì xem ngay hướng dẫn dưới đây của tôi nhé!

Lỗi thường gặp đầu tiên:

Tốc độ tải trang chậm

Đây là lỗi mọi người thường gặp và hay kêu ca nhiều nhất. Lỗi này cũng ảnh hướng lớn đến kết quả và thứ hạng trang web.

Thông thường tốc độ tải trang tiêu chuẩn là từ 2 đến 3 giây. Nếu trang của bạn tải quá lâu thì bạn phải xem lại trang của mình đang gặp vấn đề gì.

Nguyên nhân khiến trang load chậm

Có một số nguyên nhân thường thấy khiến trang của bạn chạy chậm như rùa:

  • Kích thước hình ảnh chưa được tối ưu hóa phù hợp.
  • Mã web viết chưa đạt chuẩn.
  • Tạo ra quá nhiều plugins
  • Javascript and CSS nặng
  • Hosting chất lượng kém

Có rất nhiều lý do khiến trang của bạn chạy chậm.

Làm sao để kiểm tra tốc độ tải trang web?

Để kiểm tra trang của bạn chạy nhanh hay chậm rất đơn giản bạn truy cập vào: PageSpeed InsightsGTMetrix or Pingdom

Sau đó bạn dán đường dẫn trang web của mình vào, sẽ có 1 bảng thông số hiện ra để bạn có thể biết được trang của mình đang tải nhanh hay chậm.

Tốc độ tải trang
Tốc độ tải trang

Như bạn thấy đấy, tốc độ tải trang của SEO CPT quá chậm, nói đúng ra là chậm như rùa. Vì vậy tôi phải tiến hành cải thiện ại ngay sau bài viết này.

Làm sao để tôi cải thiện tốc độ tải trang web?

Nếu bạn không rảnh làm việc này, tôi nghĩ bạn nên thuê ngoài 1 người có kinh nghiệm trong lĩnh vực tối ưu này. Họ sẽ đảm bảo tốc độ tải trang của bạn từ tốt trở lên tức trên 80 điểm.

Bạn sẽ không phải gặp bất cứ vấn đề gì khi cải thiện tốc độ tải bởi các chuyên gia. Vì vậy bạn sẽ không cần lo lắng về vấn đề đối với thứ hạng từ khóa.

Những chuyên gia họ biết nhiều nền tảng website và thiên về code, vì vậy khi tối ưu tốc độ tải tiện họ sẽ hỗ trợ tối ưu luôn code trang web cho bạn giúp trang của bạn chạy mượt nhất.

Lỗi cấu trúc trang web

Đây là lỗi thường gặp với code ngoài nhiều hơn là code wp bình thường. Lỗi này phát sinh do quá trình sử dụng, người dùng không biết tạo cấu trúc chuyên mục, danh mục sao cho hợp lý sẽ dẫn đến các lỗi như vậy.

Cấu trúc trang web kém sẽ gây khó khăn cho cả người dùng và google bot thu thập dữ liệu. Nó gián tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa của website.

  • Các vấn đề về cấu trúc web và cấu trúc phân cấp
  • Không sử dụng cấu trúc thư mục và thư mục con phù hợp
  • Các URL có ký tự đặc biệt, chữ in hoa hoặc không hữu ích đối với tìm kiếm của người dùng.
Lỗi cấu trúc trang web
Lỗi cấu trúc trang web

Làm sao để tôi phát hiện ra chúng?

Để phát hiện ra lỗi cấu trúc website bạn có thể thực hiện một số cách:

  • Thu thập thông tin đầu đủ của trang web thông qua: SiteBulbDeepCrawl hoặc Screaming Frog
  • Kiểm tra lỗi thông báo trong Webmaster tool
  • Lỗi 404, chuyển hướng 301, 302 các vấn đề với sitemap.xml
  • Người dùng tìm kiếm sản phẩm khó khắn

Làm sao để tôi khắc phục lỗi cấu trúc

Để khắc phục lỗi cấu trúc bạn bạn có thể:

  • Tạo thư mục mẹ và thư mục con
  • Đặt các nội dung trong thư mục phù hợp
  • Đường dẫn thư mục và bài viết ngắn, dễ đọc
  • Xóa hoặc gộp nội dung cùng nói về 1 từ khóa
  • Giới hạn thư mục con ở 2 cấp độ (vd: https://seocpt/blog/ky-thuat-seo/)

Nghe rất là rắc rối, đặc biệt những trang web lớn có số lượng chuyên mục và bài viết nhiều. Phải vô cùng cẩn thận khi điều chỉnh cấu trúc website. Chỉ cần lệch 1 tý thôi là ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa và trang web rồi.

Trang chứa nhiều nội dung kém chất lượng

Những trang có nội dung kém chất lượng hoặc nội dung mỏng google đều không thích. Vì vậy hãy cố gắng cải thiện chất lượng nội dung trên trang của mình sao cho tốt hơn.

Ngoài ra nội dung kém chất lượng còn ảnh hưởng rất nhiều tới tổng thể trang web của bạn:

  • Giảm tỷ lệ chuyển đổi khách hàng
  • Khiến các thuật toán của google dòm ngó
  • Giảm traffic

Làm sao để tôi phát hiện các nội dung mỏng?

Để phát hiện các nội dung mỏng bạn có thể sử dụng công cụ sceaming fog. Đây là công cụ mà tôi thường xuyên sử dụng để phát hiện ra các nội dung mỏng không tốt cho người dùng.

Bạn chỉ cần quét qua trang web của bạn, công cụ sẽ thống kê toàn bộ bài viết trên trang. Bạn có thể lọc theo số từ của từng bài viết, rất tiện lợi cho việc cải thiện nội dung.

Kiểm tra số từ bài viết
Kiểm tra số từ bài viết

Chỉ một lần quét nhẹ bạn có thể biết được bài nào cần được cải thiện rồi.

Ngoài ra bạn có thể kiểm tra trong analytic hoặc WMT, nếu có bài viết nào tụt hạng hoặc tỷ lệ thoát quá cao bạn cũng nên cải thiện lại.

Tôi nên sửa nội dung mỏng như thế nào?

Thông thường tôi có 2 cách sửa nội dung mỏng đó là:

  • Gộp những bài có cùng chủ đề với nhau: Tức bạn chọn bài cùng chủ đề sau đó gộp bài có nội dung ngắn vào và hoàn thiện thành bài mới
  • Xóa bài và viết bài mới: Đối với những bài google đánh giá không cao mà nội dung ít, bạn có thể xóa đi và viết một bài hoàn toàn mới.

Lỗi chưa có thẻ meta hoặc chưa tối ưu

Thông thường các trang code ngoài thì các thẻ khá khó dùng, nhiều người không quen giao diện nên không thêm thẻ meta vào.

Trường hợp bạn không có thẻ meta, google lấy 1 đoạn ngẫu nhiên trong bài làm thẻ meta. Lúc này khi cạnh tranh top bạn sẽ bị thiệt hoàn toàn.

Một đoạn giới thiệu từ 150 đến 165 ký tự, giúp tăng tỷ lệ click vào trang web, tăng thứ hạng từ khóa trên google. Vậy thì tại sao lại không tối ưu cơ chứ?

Làm sao để phát hiện ra bài viết chưa có thẻ meta

Một công cụ rất quen thuộc với các bạn đó chính là screaming fog. Bạn chỉ cần bỏ url trang web vào kiểm tra, xắp xếp một chút là bạn sẽ thây được những bài viết chưa được tối ưu meta description.

Bạn chỉ cần điểm qua một chút là có thể phát hiện ra ngay.

Làm sao để sửa meta description?

Chỉnh sửa khá là đơn giản, bạn copy đường dẫn bài viết sau đó tìm đến phần miêu tả. Nếu chưa có bạn thêm mới cho nó, nếu có rồi nhưng không hay bạn có thể chỉnh sửa lại tùy ý của mình.

Lỗi thẻ H

Thẻ H đóng vai trò quan trọng khi giúp bot google nắm bắt được bố cục bài viết và người dùng dễ dàng thu thập thông tin trên trang.

Một bài viết mà không có thẻ H thì tỷ lệ lên top sẽ giảm đi đáng kể.

Một số vấn đề về thẻ H bạn có thể tối ưu:

  • H1/ Title quá dài ( H1 > 70 ký tự, title > 65 ký tự), không chứa keyword chính và chứa các LSI keyword.
  • H1 và Title trùng nhau
  • Thiếu H1 hoặc H1 không được đặt ở đầu bài viết.
  • Title của một số bài blog trên website bị trùng.

Cách phát hiện lỗi thẻ H

Bạn có thể sử dụng công cụ thần thánh screaming fog để quét các bài bị thiếu thẻ H hoặc các thẻ H bị trùng với nhau.

Hoặc sử dụng cấu trúc “allintitle: tên title để kiểm tra các title hiện có của bạn có bị trùng với title của các bài trên web khác hay không.

Cách sửa lỗi thẻ H

Bạn xem lại bài viết của mình đã có cấu trúc chưa? Nếu chưa có hãy sử dụng thẻ H để điều chỉnh sao cho bài viết của bạn rõ ràng mạch lạc hơn.

Bạn bấm vào bài viết và lựa chọn một câu, sau đó đặt nó làm thẻ H rất dễ dàng phải không?

Trang của bạn có nhiều nội dung không liên quan

Những nội dung không liên quan sẽ làm loãng nội dung trên trang. Đồng thời sẽ không nhận được sự ưu tiên những trang có chuyên môn sâu của google.

Thực tế hầu hết trang nào cũng có một vài nội dung bên lề nhằm giúp thu hút độc giải vào trang. Quan trọng là số lượng nội dung này ít hay nhiều thôi.

Để phát hiện lỗi này bạn chỉ cần xem qua các chuyên mục, thẻ hoặc danh mục trên trang là được. Qua các thống kê về bài viết bạn cũng có thể xem được

Những nội dung không liên quan bạn có thể giữ nguyên nếu nó vẫn có giá trị. Nếu bạn không muốn có thể thêm chúng vào file robot.txt để google không thấy được những nội dung này.

Không sử dụng các internal link

Các liên kết nội bộ cực kỳ hữu ích, nó không chỉ giúp google hiểu hơn về trang web của bạn mà nó còn giúp truyền sức mạnh giữa các bài viết, chuyên mục trên trang.

Các liên kết nội bộ trên trang
Các liên kết nội bộ trên trang

Thông thường nhiều người không quan tâm về các liên kết nội bộ. Tuy nhiên tác động của nó đến kết quả SEO là cực kỳ đáng kể.

Khi 2 đối thủ có sức mạnh tương đương thì người nào tối ưu tốt hơn người đó xếp hạng cao hơn. Vì vậy hãy cố gắng tối ưu tất cả những gì có thể cho trang web của mình.

Làm sao để tìm các bài thiếu liên kết nội bộ?

  • Bạn có thể sử dụng google analytic hoặc screaaming fog để tìm kiếm các bài viết này.
  • Đọc qua bài viết của mình xem đã điều hướng đến đúng nơi chưa?

Sau khi tìm kiếm các bài viết thiếu liên kết nội bộ, bạn có thể thực hiện gắn anchor text để liên kết các bài với nhau. Hoặc bổ sung thêm thông tin mà khách hàng muốn tham khảo.

Lỗi 404 – không tìm thấy trang

Đây là lỗi mà các trang bán hàng hay code tay thường gặp phải. Khi các sản phẩm không bán nữa hoặc hết chương trình khuyến mại, nó sẽ bị lãng quên và gặp phải lỗi 404.

Lỗi 404 khi kiểm tra trong WMT
Lỗi 404 khi kiểm tra trong WMT

Thực sự lỗi 404 gặp vấn đề khi:

  • Vẫn còn người dùng truy cập vào nó
  • Có các liên kết bên ngoài trỏ đến trang
  • Có các liên kết nội bộ
  • Số lượng trang bị lỗi 404 lớn
  • Bài viết vẫn được chia sẻ trên MXH

Để khắc phục lỗi này khá đơn giản với các web wordpress. Bạn chỉ cần cài plugin redirection nó sẽ tự động chuyển hướng các trang lỗi 404 về trang chủ cho bạn.

Đối với các web code tay thì bạn phải vào code để xóa và gửi lại sitemap cho google. Phức tạp đấy nếu web của bạn đang dùng code ngoài, hãy thuê chuyên gia để làm việc này thay bạn.

Gặp lỗi di chuyển trang web hoặc bài viết

Khi bạn tạo một trang mới hay bài viết mới thay thế mà quên không redirect về.

  • Sử dụng sai redirect 302 và redirect 301.
  • Nâng cấp https không hoàn thiện hoặc gặp lỗi.
  • Chuyển thiếu trang hoặc bài viết từ web cũ sang web mới.

Để phát hiện lỗi này bạn chỉ cần dùng screaming fog để phát hiện những lỗi chuyển hướng này.

  • Kiểm tra lại 3 lần để đảm bảo bạn đã 301 redirect đúng cách.
  • Kiểm tra 301 và 302 redirect của bạn chuyển hướng đến đúng trang.
  • Kiểm tra thẻ canonical theo cùng cách trên và đảm bảo rằng bạn đặt thẻ vào đúng vị trí.
  • Nếu phải chọn giữa việc canonical 1 trang hay chuyển hướng 301 trang đó thì rõ ràng việc chuyển hướng 301 sẽ an toàn và hiệu quả hơn
  • Kiểm tra mã của bạn để đảm bảo bạn đã bỏ hết các thẻ NOINDEX. Đừng bỏ qua tùy chọn plugins vì có thể các nhà phát triển website đã mã hóa NOINDEX dưới dạng tiêu đề.
  • Cập nhật file robots.txt
  • Kiểm tra và cập nhật tệp .htaccess

Sau khi phát hiện ra, bạn bắt tay vào chỉnh sửa lỗi này trên trang

Gặp lỗi sitemap XML

Sitemap có nhiệm vụ liệt kê tất cả các đường dẫn trên trang và tiến hành lập chỉ mục cho chúng.

Sitemap cực kỳ hữu ích đối với trang web như:

  • Một số vị trí trên website đó không có sẵn thông qua giao diện có thể duyệt được
  • Quản trị viên web sử dụng nội dung cao cấp mà công cụ tìm kiếm không xử lý được, như: Ajax, Silverlight hoặc Flash
  • Quy mô trang web quá lớn khiến cho các trình thu thập dữ liệu web bỏ qua một số nội dung mới được cập nhật gần đây
  • Khi các trang web có một số lượng lớn các trang bị cô lập hoặc không liên kết tốt với nhau
  • Sử dụng “crawl budget” sai mục đích trên các trang không quan trọng. Nếu đúng như vậy, hãy sử dụng Noindex để chặn ngay quá trình thu thập thông tin này.

Làm sao để phát hiện lỗi sitemap và khắc phục chúng:

  • Hãy đảm bảo sitemap của bạn được gắn vào google search console để theo dõi
  • Tiến hành phân tích và kiểm tra thường xuyên để phát hiện lỗi

Để sửa bạn chỉ cần truy cập vào trình quản lý thấy xuất hiện lỗi thì sửa thôi.

Lỗi Robot TXT

Tệp Robots.txt có nhiệm vụ theo dõi quá trình công cụ tìm kiếm truy cập vào trang web của bạn.

Một số bạn cấu trúc sai tệp robot txt dẫn đến google không thu thập được dữ liệu trên trang của bạn. Bạn có thể xem qua dưới đây:

Lỗi cấu trúc tệp robot.txt
Lỗi cấu trúc tệp robot.txt

Bạn chỉ cần kiểm tra lại file robot.txt của mình, nếu thấy lỗi thì sửa ại là ok. Lỗi này không khó sửa như các lỗi ở bên trên, tuy nhiên nếu cấu trúc sai có thể khiến google không nhận được thông tin từ trang web của bạn.

Kết luận

Trên đây là 1 số lỗi kỹ thuật thường gặp khi SEO, còn các vấn đề về thuật toán mình sẽ chia sẻ trong các bài viết tiếp theo cho mọi người. Nếu có bất cứ câu hỏi nào bạn vui lòng để lại lời nhắn phía cuối bài viết nhé!