Social media marketing là gì?

Bạn đã nghe nhiều về social media tuy nhiên lại không biết nó là gì? Bạn xem hàng chục video mỗi ngày nhưng bạn lại không biết cài nào là video thông thường và cái nào là video social marketing?

Nếu bạn là người làm trong nghề marketing hoặc muốn tìm hiểu về ngành này thì social mediam marketing là một mảng bạn cần phải để ý.

Social media marketing là gì?

Social media marketing (viết tắt SMM) hay tiếp thị truyền thông mạng xã hội là việc sử dụng hình ảnh, video quảng cáo thông qua mạng xã hội để tiếp cận khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Thông qua lượt tương tác, bình luận, chia sẻ mà đánh giá kết quả của những chiến dịch social media marketing.

Đây là kiểu tiếp thị hiện đại, mới phát triển trong thời gian gần đây khi facebook và youtobe tại Việt Nam trở nên thông dụng hơn với mọi người.

Trên thế giới thì Social media marketing đã rất thành công, đứng đầu trang các mạng xã hội sử dụng vẫn là Facebook.

Số lượng người dùng hoạt động của các mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới tính đến 10/2018 (tính bằng triệu)
Số lượng người dùng hoạt động của các mạng xã hội nổi tiếng trên toàn thế giới tính đến 10/2018 (tính bằng triệu)

Tại sao doanh nghiệp cần Social Media Marketing?

Những lợi ích của SMM khiến bạn phải thực hiện ngay cho doanh nghiệp của mình:

Tăng khả năng nhận diện thương hiệu

Thông qua việc chia sẻ về sản phẩm, dịch vụ của công ty mà từ đó giúp người dùng dễ dàng nhận diện được sản phẩm của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó việc này giúp in sâu hình ảnh của doanh nghiệp vào trong tâm trí của khách hàng.

Chắc hẳn bạn cũng đã in rất nhiều hình ảnh thương hiệu của các doanh nghiệp vào tâm trí của mình 1 cách vô thức mà bạn không để ý.

VD nhé: Bạn điền từ còn thiếu vào chỗ trống

Mỳ … chua cay

…. Thanh nhiệt cơ thể

Kết nối với khách hàng

Việc tạo các kênh social media marketing giúp kết nối với khách hàng của mình dễ dàng hơn. Thông qua các kênh Social bạn có thể nhắc nhở khách hàng của mình nhớ đến bạn, duy trì họ ở lại với bạn đồng thời kéo thêm khách hàng tiềm năng mới.

VD: VinID kết nối khách hàng của mình thông qua video sự kiện tri ân.

Kết nối với khách hàng
Kết nối với khách hàng

Thông qua 1 video cảm ơn sự đồng hành của khách hàng trong thời quan. Đã nhận được hơn 1000 lượng thả cảm xúc và hơn trăm bình luận tốt về video.

Tăng lượng truy cập vào trang web

Bằng cách đặt các đường dẫn lên trang mạng xã hội của mình, từ đó kéo thêm một lượng truy cập người dùng từ MXH đi vào website.

Không chỉ giúp tăng người dùng vào website mà mó còn giúp bạn chia sẻ những kiến thức hữu ích đến đọc giả.

Đây là một bài chia sẻ kiến tức của GTV SEO nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người đồng thời kéo được một lượng truy cập đáng kể vào trang web:

Bài chia sẻ kiến thức nhận được hơn 1000 người thả cảm xúc
Bài chia sẻ kiến thức nhận được hơn 1000 người thả cảm xúc

Bán hàng hiệu quả

Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp của mình sử dụng các mạng xã hội để bán sản phẩm. Sử dụng hình ảnh video trực quan, bắt mắt, thu hút sự quan tâm của mọi người.

Đánh sâu vào nhu cầu và cảm xúc của người mua từ đó bán sản phẩm hiệu quả.

Đây là một bài sử dụng Social media marketing để bán hàng, đã thu hút được hơn 17.000 người bình luận và 131k người thả cảm xúc.

Bán hàng trên social của printstyle.vn
Bán hàng trên social của printstyle.vn

Đây thực sự là một cơ hội bán hàng tốt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chắc chắc bạn nên áp dụng thử đối với doanh nghiệp của mình.

Thể hiện văn hóa doanh nghiệp

Tận dụng kênh Social, doanh nghiệp có thể truyền bá, thể hiện văn hóa doanh nghiệp của mình đến với khác hàng. Từ đó làm tăng sự uy tín và thân thiện của doanh nghiệp đến đối tác và khách hàng của mình.

VNG quảng bá hoạt động của doanh nghiệp mình
VNG quảng bá hoạt động của doanh nghiệp mình

VNG là một trong số ít doanh nghiệp làm tốt điều này. Họ có một trang Facebook tên là Life at VNG, đây là nơi họ chia sẻ các hoạt động trong doanh nghiệp của mình.

Chiến lược Social Media Marketing cho doanh nghiệp nhỏ

Do kiến thức của mình còn hạn chế, thực chiến của mình mới ở doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy phần này mình chỉ dám chia sẻ chiến lược SMM cho những doanh nghiệp nhỏ bước chân vào lĩnh vực này.

Đặt mục tiêu SMM

Tất cả các chiến lược hay chiến dịch đều có mục tiêu để có thể đánh giá hiệu quả của SMM.

Các mục tiêu bạn có thể đặt ra đối với chiến lược SMM của mình:

  • Tăng nhận thức về thương hiệu: Tập trung hơn vào việc đưa hình ảnh thương hiệu của bạn đến khách hàng. Những hình ảnh liên quan đến ngành nghề và sản phẩn của bạn ở mức độ nhất định.
  • Đạt được doanh số cao hơn: Việc bán hàng chưa bao giờ dễ đến thế nhờ SMM. Chỉ một bài đăng đã có thể bán được vài chục, vài trăm thậm chí là vài ngàn đơn hàng. Đây cũng làm mục tiêu của rất nhiều doanh nghiệp không chỉ là doanh nghiệp nhỏ.
  • Thúc đẩy doanh số bán hàng trực tiếp: Các chiến dịch SMM sẽ thúc đẩy doanh số bán của bạn tăng lên. Đây là điều mà rất nhiều doanh nghiệp thực hiện đã và đang thành công.
  • Cải thiện ROI: Tăng hiệu quả chuyển đổi và giảm chi phí là điều mà doanh nghiệp nào cũng cần tối ưu. Việc sử dụng SMM giúp bạn đạt được tỉ số ROI tốt.
  • Tạo một fanbase trung thành: Lôi kéo khách hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của SMM. Không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn chăm sóc khách hàng mới. Tạo ra một cộng đồng riêng cho doanh nghiệp.
  • Làm tốt hơn đối thủ của bạn: Cạnh tranh với đối thủ là việc mà doanh nghiệp ở bất cứ lĩnh vực nào cũng phải làm. Phân tích đối thủ cũng giúp cho doanh nghiệp bạn cải thiện được nhiều yếu tố.

Phân tích đối thủ trên Social

Việc phân tích đối thủ giúp bạn tìm được phần nào họ làm chưa tốt hoặc chưa làm, phần nào có thể học hỏi được. Từ đó mà có những hành động cụ thể để giúp cho SMM của bạn hoàn thiện hơn.

Có rất nhiều công cụ giúp bạn phân tích đối thủ như: SemRush, Ahrefs, Sproutsocial, fanpage kamar, analytic…

Có rất nhiều bạn thắc mắc rằng làm sao tôi biết đối thủ của mình là ai? Thực sự nhiều bạn mới bước chân vào marketing gặp phải vấn đề này.

Cũng không có gì khó cả, bạn sử dụng từ khóa sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn lên google. Một kết quả trả ra sau đó bạn lấy tên thương hiệu của họ tìm kiếm trên các social xem họ hoạt đọng ra sao.

Đây là kết quả khi bạn tìm kiếm tinh dầu trầm hương
Đây là kết quả khi bạn tìm kiếm tinh dầu trầm hương

Nghiên cứu khách hàng của bạn

Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ nghiên cứ hành vi khách hàng trên Social. Facebook hay youtobe đều có công cụ này, bạn có thể vào để xem phân tích hỗ trợ trực tiếp.

Nghiên cứu khách hàng trên Social
Nghiên cứu khách hàng trên Social

Bạn cần nắm bắt rất nhiều thông tin về khách hàng của mình như:

  • Độ tuổi
  • Giới tính
  • Tình trạng hôn nhân
  • Học vấn
  • Nghề nghiệp
  • Tài chính
  • Sở thích
  • Hành vi
  • …..

Dưới đây là screenshot các điểm dữ liệu đáng chú ý cho các mạng lưới xã hội phổ biến.

Các số liệu thống kê về người dùng trên các kênh social
Các số liệu thống kê về người dùng trên các kênh social

Nắm bắt được thông tin khách hàng thì những chiến dịch SMM mới trở nên sắc bén và hiệu quả.

Tạo và quản lý nội dung trên social

Khi bạn thực hiện các chiến lược SMM chắc chắn không thể thiếu được content marketing.

Công việc tạo nội dung không hề đơn giản, bạn cần lựa chọn và sáng tạo những nội dung hấp dẫn và có giá trị với người dùng.

Cách chủ đề luôn phải mới lạ để người dùng có trải nghiệm tốt hơn. Đây là tiêu chí hàng đầu khi xây dựng các nội dung trên social.

Khong chỉ vậy mà bạn cần có chiến lược nội dung để dẫn dắt người dùng đi theo ý của bạn. Dần dần lôi kéo họ về phía doanh nghiệp

Chia sẻ nội dung trên social

Bạn mất 1 tiếng để đăng bài thì chắc chắn bạn nên bỏ ra 2 tiếng để chia sẻ và làm marketing cho bài đăng của mình.

Thông thường mọi người đăng bài trên mạng xã hội rồi bỏ đấy. Như vậy thực sự là lãng phí content của người sáng tạo ra nó.

Hãy cố gắng chia sẻ càng nhiều càng tốt, bằng bất cứ phương pháp nào hãy làm bài đăng của bạn trở nên nổi bật.

Không chỉ có vậy lượt người tương tác và chia sẻ sẽ giúp bài đăng có hiệu quả viral tốt hơn so với bạn tưởng tượng đấy.

Theo dõi và đánh giá

Đây là công đoạn cuối cùng của chiến lược SMM để bạn có thể nắm bắt được hiệu quả của từng chiến dịch.

Theo dõi đánh giá để có điều chỉnh thích hợp cho những lần thực hiện SMM tiếp theo.

Kết luận

Hy vọng bài viết trên phần nào giúp bạn trong những chiến lược Social Media Marketing. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào vui lòng để lại lời nhắn phía cuối bài viết nhé!