Hiện nay có nhiều khái niệm và thuật ngữ marketing dễ khiến các bạn nhầm lẫn chúng với nhau. Để cho các bạn dễ dàng nhận biết và phân biệt chúng, hôm nay tôi sẽ giải thích tên miền là gì? Tất cả những điều bạn cần biết về tên miền để duy trình trang web hoạt động ổn định.
Tên miền là gì?
Tên miền là tên của một website hoạt động trên internet, nó giống như địa chỉ nhà bạn để người khác có thể tìm thấy vậy.
Nó giúp các thiết bị định tuyến hay một trình duyệt có thể tìm được đường đến trang web của bạn.
VD: Google.com, Facebook.com hay seocompaniestoday.com là tên miền của các công ty Internet.
Hoạt động đăng ký sử dụng tên miền được quản lý bởi tổ chức gọi là ICANN (Internet Corporation for Assigned Names and Numbers). ICANN quản lý việc tên miền nào có thể đăng ký và chứa trung tâm cơ sở dữ liệu tên miền trỏ tới đâu.
Phần này thì bạn đã hiểu rồi chứ? Bạn cứ tưởng tượng rằng mình đang muốn xây một ngôi nhà trên internet thì:
- Hosting chính là mảnh đất để xây nhà
- Website chính là ngôi nhà
- Tên miền chính là địa chỉ nhà
Tên miền hoạt động như thế nào?
Một website trên internet cần ít nhất 2 thành phần là web server và tên miền để hoạt động bình thường.
Web server hay máy chủ chứa dữ liệu trang web của bạn, nó sẽ cung cấp dữ liệu trang của bạn mỗi khi có yêu cầu truy cập tìm kiếm thông tin từ trình duyệt.
Tên miền chính là địa chỉ nhà, đó là lý do tại sao mọi người thường gọi là địa chỉ trang web.
Để dễ hiểu tôi sẽ lấy ví dụ thế này nhé.
Nếu trang web của bạn chỉ là một phòng nhỏ trong căn chung cư rộng lớn, lúc này bạn sẽ tìm đường đến căn phòng đó như sau: Khu vực – Tên đường – Tên nhà – Tên tòa nhà – Số phòng.
Nó giống như đia chỉ IP của web server vậy, ví dụ 100.90.80.70
Và không phải ai cũng nhớ được dãy số này, chính vì vậy người ta đặt tên cho web server đó để người dùng dễ nhớ dễ truy cập hơn.
Có bao nhiêu loại tên miền?
Có 3 loại tên miền mà tôi phân ra sau đây:
Tên miền cấp cao
Đây là loại tên miền thường sử dụng nhiều nhất. Nó được tổ chức cấp phát số hiệu Internet (Internet Assigned Numbers Authority – IANA).
Trong tên miền cấp cao cũng phân ra làm 3 loại chính:
Tên miền quốc gia: Đây là những tên miền chỉ dành cho các quốc gia nhất định như: Việt Nam – vn; Anh – uk; Mỹ – us; Nhật Bản – jp. Tên miền này xác định quốc gia mà tên miền đó đang hoạt động.
Tên miền dùng chung: Đây là những tên miền dùng chung trên toàn thế giới, tuy nhiên thủ tục đăng ký hoàn toàn khác nhau nhé. Tên miền dùng chung cũng chia nhỏ ra làm nhiều loại khác nhau như:
- COM – Thương mại ( Commercial). Tên miền này khá dễ đăng ký và sử dụng chung cho các trang web trên thế giới
- EDU – Giáo dục ( education). Tên miền này dành riêng cho các trang web về lĩnh vực giáo dục. Rất nhiều người có thể đăng ký dạng tên miền này.
- NET – Mạng lưới (Network). Thường dùng cho các trang hoạt động trên nhiều quốc gia, thường là các trang web quốc tế.
- INT – Các tổ chức quốc tế (International Organisations). Các trang web dành riêng cho các tổ chức quốc tế. Bạn phải có giấy tờ cụ thể mới đăng ký được dạng tên miền này.
- GOV – Nhà nước (Government). Tên miền dành riêng cho các tổ chức chính phủ. Phải phải có giấy tờ cơ quan tổ chức chính phủ mới đăng ký được.
- MIL – Quân sự (Military). Tên miền dành riêng cho các tổ chức quân sự, không thể đăng ký tên miền này.
- ORG – Các tổ chức khác (other orgnizations)
Tên miền cấp cao hạ tầng: Mình cũng không biết giải thích các loại tên miền này như thế nào nữa. Nhưng các bạn cứ thấy web nào có đuôi: biz, info, name, pro, arpa, root đều thuộc loại này.
Tên miền ảo
Nếu bạn nào học về công nghệ thông tin chắc nge đến deepweb rồi đúng không. Nó là một mạng chìm, các tên miền trên hệ thống này người ta gọi nó là tên miền ảo.
Mạng nặc danh Tor có một tên miền ảo onion, chỉ có thể được truy cập bằng chương trình Tor vì nó sử dụng giao thức Tor (onion routing) để đến được dịch vụ ẩn với mục đích bảo vệ tính nặc danh của tên miền.
Không khuyến khích các bạn sử dụng nó vì interpool kiểm soát rất nghiêm ngặt các trang này. Bạn chỉ cần truy cập thôi là rất có thể bị mời sang mỹ uống trà đẹo ngay.
Tên miền dự trữ
RFC 2606 dự trữ bốn tên miền cấp cao nhất sau cho những mục đích khác nhau, với ý định những tên miền này không nên trở thành những tên miền thật sự trong DNS toàn cầu:
- example — dự trữ để dùng trong các ví dụ
- invalid — dự trữ để dùng trong những tên miền sai một cách rõ ràng
- localhost — dự trữ để tránh xung đột với cách dùng truyền thống của localhost
- test — dự trữ để sử dụng trong thử nghiệm
Cách đăng ký tên miền đơn giản
Để đăng ký tên miền đầu tiên bạn cần:
Chọn nhà cung cấp tên miền
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều nhà cung cấp tên miền uy tín. Bạn có thể lựa chọn một số nhà cung cấp tên miền như:
Đều là những nhà cung cấp tên miền uy tín, chỉ riêng godaddy là nhà cung cấp tên miền quốc tế, vì vậy bạn cần biết tiếng anh nếu cần hỗ trợ.
Sau khi chọn nhà cung cấp rồi bạn đến bước tiếp theo:
Lựa chọn tên miền
Có nhiều tên miền ngon, độc và lạ nhưng cũng có nhiều tên miền đã bị người khác mua mất. Việc lựa chọn tên miền khá tốn thời gian.
Sau khi chọn tên miền xong bạn cần kiểm tra luôn nó đã bị ai đó mua hay chưa. Nếu bị mua rồi thì bạn nên tìm tên khác.
Nếu chưa có ai mua bạn chuyển sang bước tiếp theo.
Thực hiện mua tên miền
VD: Tôi định mua tên miền “tay trắng vào đời” chẳng hạn, tôi kiểm tra thấy nó chưa được ai mua và tôi quyết định mua nó.
Nếu bạn chưa có tài khoản trên trang nó sẽ hiện thông báo bạn phải đăng ký:
Đăng ký tài khoản xong nó yêu cầu bạn chọn phương thức thanh toán:
Sau khi thánh toán xong sẽ có 1 email thông báo là bạn đã sở hữu tên miền.
Rất đơn giản đúng không?
Subdomain là gì?
Subdomain hay tên miền phụ, nó là phần mở rộng của trang web.
Sau khi đã mua tên miền có thể tạo ra nhiều subdomain khác nhau để tách biệt cac dịch vụ của website ra. Webmaster có thể trỏ subdomain về một server khác và nó sẽ hoạt động bình thường như một top level domain.
Đặc biệt trong các hoàn cảnh như bạn đang chạy một chiến dịch quảng cáo, hoặc các nội dung khác biệt hoàn toàn so với web chính.
Ví dụ: Tôi có thể dùng subdomain là: ads.seocompaniestoday.com để dành riêng cho các chiến dịch quảng cáo dịch vụ của mình.
Làm sao để chuyển tên miền giữa các nhà đăng ký?
Việc chuyển tên miền qua lại giữa các nhà đăng ký khá phức tạp, tuy nhiên không phải là không thể. Bạn nhắn bộ phận hỗ trợ họ sẽ giúp bạn.
Điều kiện đẻ chuyển domain:
- Tên miền đã được đăng ký hoặc chuyển đổi 60 ngày hoặc hơn
- Tên miền không ở trong tình trang Redemption hoặc Pending Delete.
- Bạn có domain’s authorization code (EPP code).
- Thông tin chủ sở hữu phải hợp lệ và dịch vụ bảo vệ thông tin tên miền phải được tắt.
Nó sẽ mất 4-7 ngày để hoàn tất.
Tên miền hết hạn thì bao lâu mua lại được?
Thông thường, bạn và bất kỳ ai cũng sẽ có thể mua lại tên miền hết hạn sau khoảng 75 ngày.
Con số này khác nhau ở các nhà cung cấp tên miền.
Trong khoảng thời gian chờ tên miền được đưa ra ngoài Internet, chủ hiện tại của tên miền có quyền khôi phục và gia hạn tên miền, có hoặc không có phí khôi phục, bằng cách liên hệ trực tiếp với nhà đăng ký.
Kết luận
Nếu bạn định mua 1 domain mới cho việc kinh doanh của mình thì bài viết này cực kỳ hữu ích cho bạn. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào vui lòng để lạị lời nhắn cuối bài viết nhé!