Entity là một khá niệm đã ra đời rất lâu trước đây, khoảng vào những năm 2013. Tuy nhiên không phải ai cũng biết và hiểu về nó.
Bản thân tôi cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận thuật ngữ này, phải thực sự là người có kiến thức SEO lâu năm hãy đọc bài viết này của tôi.
Những kiến thức chuyên sâu và khó hiểu, bạn đừng có cố giải thích nó, hãy từ từ tìm hiểu nhé! Nếu bạn là người mới và học và làm SEO dưới 1 năm tôi khuyên bạn nên đọc các bài khác của tôi về SEO trước khi đọc bài này.
Entity là gì?
Entity là một thuật ngữ tiếng anh hiểu là thực thể tức nó giống như một sự vật, hiện tượng có các đặc điểm như: đơn lẻ, duy nhất, có thể xác định và phân biệt được.
Entity có thể là cá nhân, tổ chức, sự vật, sự việc, địa điểm…
Entity building là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp google biết được doanh nghiệp bạn là ai đang làm gì. Đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến thứ hạng trang web của bạn.
Cụ thể, entity trong SEO Onpage giúp mô tả chi tiết dữ liệu và đơn giản hóa thông tin để Google dễ dàng hiểu được website của bạn. Từ đó, dễ dàng giúp bạn xây dựng thương hiệu độc nhất, uy tín trong mắt Google.
Rất nhiều trang web đã áp dụng và đạt được hiệu quả rõ rệt, vậy còn bạn đã thực hiện chưa? Nếu bạn chưa thực hiện thì tiếp tục theo dõi các phần tiếp theo nhé!
Tại sao bạn nên thực hiện entity building?
Những lợi ích mà entity đen lại tôi có thể liệt kê cho bạn ngay dưới đây:
- Ít người biết đến, tạo lợi thế cạnh tranh cho website
- Mang lại sức mạnh tổng thể cho web
- Thời gian triển khai ít, hiệu quả nhanh chóng (15 – 45 ngày) so với phương pháp đi link thông thường
- Tạo lập sự tin tưởng đối với Google trên toàn domain tránh các hình phạt từ Google và trường hợp website bị đối thủ chơi xấu ( bắn link bẩn).
Quy trình tạo lập Entity cho website
Hiện nay có nhiều hướng dẫn bạn tạo lập entity cho trang web của mình.Tuy nhiên hệ thống lại thì việc tạo lập này gồm 7 bước cơ bản như sau:
Xây dựng hệ thống liên kết từ MXH: Sử dụng các trang mạng xã hội trên thế giới để xây dựng liên kết cho trang web của mình. Bạn thực hiện liên kết chúng với nhau để google xác thực hoạt động kinh doanh trên trang.
Sử dụng các hệ thống sản phẩm của google: Kết nối các tài nguyên của google và các web 2.0 thành mô hình liên kết. Giúp bạn xác thực trang web và nhận biết thương hiệu, doanh nghiệp.
Sử dụng google map: Nhằm tối ưu và cải thiện thứ hạng của Google Maps theo các tiêu chuẩn Entity
Áp dụng kỹ thuật Semantic content: Các kỹ thuật này giúp nội dung của bạn thu hút hơn, đẩy mạnh thương hiệu và phát triển đúng hướng.
Tăng lượt đánh giá: Những lượt đánh giá và tương tác trên trang đảm bảo tăng trust cho thương hiệu của mình trong mắt Google và người dùng.
Social Guide: Dùng các công cụ review uy tín xác thực thương hiệu theo phương diện địa lý, tăng độ tin tưởng và đồng thời cải thiện thứ hạng từ khóa nhanh chóng.
Các công cụ khác: Những kỹ thuật tối ưu khác mang tính đột phá
Xây dựng liên kết mạng xã hội
Có nhiều mạng xã hội bạn có thể thực hiện như:
- Medium
- …
Bạn thực hiện xây dựng các liên kết để trỏ về trang web của bạn, đồng thời chúng cần được gắn với nhau để xác minh được trang của bạn.
Sử dụng các sản phẩm của google
Bạn sử dụng các sản phẩm của googe như:
- Google doc
- GG excel
- GG draw
- GG paint
- GG site
- …
Sau đó liên kết chúng với hệ thống blog 2.0 như:
- WordPress
- Blogspot
- Weebly
- Jimdofree
- ….
Để làm sao google xác thực bạn là một doanh nghiệp uy tin, đang hoạt động trên thị trường.
Sử dụng google map
Làm sao để tạo và SEO google map tôi đã có 1 bài chuyên sâu và hướng dẫn từng bước.
Các bạn tham khảo: “Cách SEO google map toàn tập cho người mới“
Và không quá khó để tạo map, tuy nhiên việc SEO và xác minh vô cùng tốn thời gian. Bạn nên xắp xếp thời gian của mình trước khi tạo.
Kỹ thuật Semantic content
Kỹ thuật này giúp tạo dựng mối quan hệ theo chủ đề cho website. Giúp Google nhanh chóng nhận biết chủ đề của website.
Hiện tại rất ít website ở Việt Nam thực hiện điều này do đó bạn có thể tự tin rằng trang web của mình có nhiều lợi thế về content khi thực hiện kỹ thuật này.
Tăng lượt đánh giá và tương tác
Bạn có thấy rằng vào nhiều trang web chỉ thấy đánh giá 5 sao là 5 sao? Bạn có từng nghi ngờ về xuất sứ của chúng?
Thật dễ hiểu khi hầu hết mọi người đều muốn sản phẩm, dịch vụ của mình có được những lời khen ngợi từ phía cộng đồng. Và không phải mình bạn đâu, google cũng thích các bài viết có sự tương tác của khách hàng và người đọc hơn.
Chính vì vậy, đừng quên tăng lượt đánh giá và tương tác cho bài viết của mình nhé!
Một số lưu ý khi thực hiện entity building
Dưới đây là một số lưu ý được rút ra từ những người làm entity trước đó. Điều này sẽ giúp bạn rất nhiều khi thực hiện thiết lập entity cho website.
Tập trung hơn vào thương hiệu của bạn
Nghĩa là bạn cần làm nhiều hơn cho thương hiệu của bạn như:
- Tạo tài khoản mạng xã hội
- Topic content
- Logo
- Domain
- Tạo tài khoản AdWords
- Liên kết các tài khoản social của bạn đến website …
Trong đó map, logo và content là những điều cực kỳ quan trọng do đó bạn đừng quên khi thực hiện entity cho web.
Tạo nội dung chuyên sâu
Viết nội dung theo chủ để vừa có thể bao quát được thông tin đồng thời giúp bạn kiểm soát được nội dung của mình.
Thông tin của bạn được thiết kế như một thư viện hay từ điển thi nhỏ giúp người dùng có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin trên trang.
Nên tránh viết hàng loạt bài viết về các chủ đề pha trộn khác nhau. Để một khi vào trang này, bạn sẽ tìm được tất cả thông tin cần thiết về chủ đề nào đó.
Nội dung cần có cấu trúc rõ ràng
Bạn cần cấu trúc nội dung của mình rõ ràng, phần nào nằm ở chuyên mục, phần nào nằm ở dịch vụ hỗ trợ và phần nào cung cấp thông tin hữu ích.
Bạn cần cấu trúc được nội dung của mình rõ ràng thì Google càng hiểu rõ content của bạn.
Đừng quên thêm tác giả và miêu tả để tăng độ uy tín của tác giả nhé.
Nội dung phải chuẩn SEO
Nghe có gì đấy đúng đúng khi hiện nay web site nào cũng yêu cầu viết bài chuẩn SEO. Bạn có thể dựa trên những kết quả của Google trên SERP để nắm được Google cho rằng thông tin nào là quan trọng nhất.
Sử dụng những câu hỏi này làm đoạn văn, subheading và đảm bảo bài viết đã giải đáp tất cả thông tin quan trọng ở đây.
Sử dụng Schema
Schema là một đoạn mã thông báo cho google rằng đây là thông tin doanh nghiệp của tôi.
Code này sẽ giúp thông báo đến Google đại loại “Tổ chức này giống như tổ chức được đề cập trong bài viết này trên Wikipedia nè” hay “Đây là social profile của thương hiệu nè” …
Tham khảo các kết quả tìm kiếm
Thông thường khi viết nội dung mọi người đều xem bài viết của đối thủ và cố gắng viết tốt hơn và đầy đủ thông tin hơn họ.
Bạn có thể tìm xem bài viết đối thủ đang thiếu thông tin nào, từ đó bổ sung cho bài biết của mình để có cơ hội xếp hạng cao hơn trên Google.
Kết luận
Trên đây là những điều mà tôi muốn chia sẻ cho các bạn về entity building. Nếu có bất cứ thắc mắc điều gì đừng quên để lại lời nhắn dưới bài viết nhé!