Bounce rate là gì? Cách cải thiện tỷ lệ thoát trang

Bạn đang đau đầu về tỷ lệ thoát trang? Đang không biết phải cải thiện tỷ lệ thoát trang thế nào cho tốt?

Vậy là bạn đã tìm đúng nơi rồi đấy, tại đây tôi sẽ chia sẻ mọi thứ về bounce rate. Hãy tham khảo để thực hiện tối ưu cho trang web của mình thôi.

Không lan man nữa, chúng ta bắt đầu nào!

Bounce rate là gì?

Bounce rate (tỷ lệ thoát trang) là phần trăm số người rời bỏ trang sau khi xem 1 trang duy nhất trên tổng số người truy cập vào trang của bạn.

Thấy mơ màng đúng không? Có thể hiểu là nếu có 10 người vào trang web của bạn tuy nhiên chí có 5 người là xem tiếp các bài trên trang, còn 5 người sau khi xem xong rời khỏi trang luôn.

Lúc này tỷ lệ thoát của bạn sẽ là (5/10)*100 = 50%

Công thức tính tỷ lệ thoát trang đó là:

Cách xem tỷ lệ bounce rate trong analytic

Nếu bạn đã có tài khoản GA rồi thì bạn chỉ cần truy cập vào tài khoản chọn vào Hành Vi -> Tổng Quan

Tỷ lệ thoát trong GA

Google Analytics Tiếng Việt sử dụng thuật ngữ Bounce Rate với nghĩa là Tỷ lệ thoát là hoàn toàn không phù hợp so với nghĩa gốc của nó là tỷ lệ bỏ trang, hơn nữa còn dễ gây nhầm lần với thuật ngữ Exit Rate (tỷ lệ thoát trang).

Trong ví dụ trên, tỷ lệ bỏ trang của toàn website là 84,7%. Đây là một tỷ lệ bỏ trang khá cao.

Tại sao tôi cần tối ưu bounce rate?

Không phải tự nhiên mà những người làm SEO lại quan tâm đến tỷ lệ bounce rate đến vậy. Chỉ số thoát trang được coi là yếu tố ảnh hưởng trưc tiếp đến thứ hạng từ khóa.

Vì sao lại như vậy?

Rất đơn giản, tỷ lệ thoát trang phản ánh trực tiếp chất lượng nội dung trên trang web. Có thể chất lượng nội dung không tốt khiến khách hàng rời ngay khi xem trang. Còn phụ thuộc vào thời gian khách hàng ở trên trang để quyết định. Nhưng như vậy cho thấy dòng chảy tren web của bạn không tốt khiến khách hàng không xem các trang kế.

Mặc dù chưa có một khẳng định chắc chắn từ phía Google, tuy nhiên với việc công cụ tìm kiếm này đánh giá cao chỉ số Bounce Rate như vậy, thì Bounce Rate hoàn toàn có khả năng được các công cụ tìm kiếm sử dụng như một yếu tố xếp hạng website.

Khác nhau giữa exit rate và bounce rate

Về cơ bản

Bounce Rate (tỷ lệ bỏ trang) biểu thị phần trăm số người truy cập vào một trang đầu tiên và thoát ngay tại trang vừa truy cập mà không có bất kỳ tương tác (visitor engagement) nào trên trang. Như vậy bạn có thể coi là 1 view trên trang

Trong khi đó, Exit Rate (tỷ lệ thoát) lại thể hiện phần trăm số người truy cập vào website và thoát ra tại trang đó . Nghĩa là họ có thể truy cập nhiều trang khác nữa trước khi thoát tại trang cuối cùng.

Cách tính

Cách tính cơ bản chúng đã khác nhau bạn có thể xem qua bên dưới:

Cách tối ưu tỷ lệ bounce rate

Tập trung vào các nội dung giá trị với người dùng

Nếu trang web của bạn có nhiều lượt truy cập từ khách hàng không tiềm năng hoặc không đúng mục tiêu.

Lượng traffic nhưng lại không liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà bạn kinh doanh thì những người dùng này có khả năng sẽ thoát ra ngay khi họ vào website của bạn.

Để giảm bounce rate cho website:

Xác định nguồn của những traffic chất lượng kém và sau đó bạn có thể:

  • Cải thiện lại nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng
  • Loại bỏ nội dung không thực sự liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của bạn

Tạo landing page chất lượng

Việc landing page không chất lượng cũng sẽ dẫn đến việc người dùng thoát ra ngoài trang sau khi xem.

Ngoài ra landing page không đáp ứng nhu cầu của người dùng họ cũng sẽ rời bỏ bạn ngay lập tức.

Nhìn chung bạn cần căn cứ vào nhu cầu tìm kiếm của người dùng để đưa ra landing page phù hợp.

Landing page phù hợp với nhu cầu người tìm kiếm
Landing page phù hợp với nhu cầu người tìm kiếm

Nếu người dùng đang muốn tìm kiếm về dịch vụ seo mà không đưa ra những lợi ích khi sử dụng, chi phí, quy trình thực hiện mà cứ nói về seo là gì, seo làm gì… bla bla thì họ cũng sẽ rời đi ngay lập tức.

Sử dụng CTA hợp lý

CTA phải hài hòa trong bài viết hoặc landing page, nhiều bạn không sử dụng CTA dẫn đến người dùng có truy cập tuy nhiên lại không thực hiện theo yêu cầu hoặc không có hành động trên trang.

CTA có thể dưới dạng Button (nút), Banner, Video, Link trên trang của bạn hoặc một vài trang bên ngoài.

Trường hợp CTA organic search có thể hiển thị dưới dạng title tag và meta description tag của landing page. Còn trường hợp tìm kiếm có trả phí  (chẳng hạn Google Adwords), CTA có thể ở dạng tiêu đề và mô tả của adwords.

Sử dụng nội dung ngắn gọn dễ đọc

Theo nghiên cứu khoa học thì não bộ của con người thường có xu hướng bỏ qua những khó khăn.

Thậm chí dù người đọc có hứng thú với nội dung hữu ích của bạn đi chăng nữa nhưng họ vẫn có thể bookmark trang của bạn rồi thoát ra để quay lại đọc sau.

Vì vậy hãy đặt mục tiêu phát triển content có thể đọc hiểu trong thời gian ngắn.

Để thực hiện điều này bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng các câu đơn: Các câu ngắn giúp người đọc dễ dàng nắm bắt thông tin hơn và dĩ nhiên nhìn câu ngắn không thấy chán khi đọc
  • Sử dụng từ ngữ ngắn gọn dễ hiểu: Việc trình bày và giải thích lan man sẽ dẫn tới chán nản cho người đọc.
  • Quy tắc 20%: Sau khi viết xong, tôi thường đọc lại toàn bộ bài viết và tự ép bản thân bỏ 20% câu chữ để khiến bài viết súc tích hơn. Tại sao bạn cần phải sử dụng đến 20 chữ trong khi có thể diễn đạt cùng ý nghĩa đó chỉ bằng 7 chữ?

Tối ưu những yếu tố khác

Ngoài các yếu tố bên trên chúng ta còn rất nhiều yếu tố khác cần tối ưu, cụ thể là:

  • Giao diện web xấu (web xấu quá khách nhìn cũng không muốn, độ tương phải không tốt gây khó nhìn)
  • Không có liên kết điều hướng trong bài viết
  • Bố cục landing page không tốt, khó đọc hoặc hiển thị lỗi trên các nền tảng khác
  • Quảng cáo nhiều gây nhiễu thông tin hoặc khó chịu cho người đọc.
  • Quá nhiều chữ mà không có ảnh hoặc video, biểu tượng gây khô khan.
  • Định dạng quá nhiều gây nhàm chán (in đâm, gạch chân, in nghiêng)
  • Không giãn cách giữa các đoạn các dòng với nhau
  • Thiếu thẻ H không nhấn mạnh những điểm chính
  • Tốc độ tải trang quá lâu khiến người dùng phải chờ
  • Video tự động chạy khi người dùng không có nhu cầu xem.

Kết Luận

Vậy là mình đã chia sẻ xong những điều bạn cần biết về bounce rate và cách tối ưu chúng. Mọi thắc mắc hoặc có câu hỏi, vui lòng để lại comment dưới bài viết nhé!