SEO onpage là gì? Cách tối ưu SEO onpage đơn giản

Nếu bạn là một người làm về SEO thì chắc chắn sẽ biết rằng các yếu tố onpage ngày càng thay đổi. Yêu cầu đối với onpage ngày càng cao hơn, việc cập nhật kiến thức mới là điều cần thiết.

Trong bài viết này tôi sẽ chia sẻ cho các bạn seo onpage là gì, cách tối ưu seo onpage đơn giản và nhanh chóng.

Nào chúng ta cùng bắt đầu thôi!

SEO onpage là gì?

SEO onpage là tổng hợp các phương pháp nhằm tối ưu hóa các yếu tố trên trang web. Từ đó cả thiện thứ hạng từ khóa trên các công cụ tìm kiếm.

Những yếu tố cần tối ưu trên trang có thể bao gồm:

  • URL
  • Tiêu đề
  • Mô tả
  • Heading
  • Hình ảnh
  • Nội dung

Định nghĩ có thể khá mơ hồ, dưới đây tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách tối ưu onpage.

Cách tối ưu hóa onpage

Đầu tiên chúng ta sẽ tối ưu đó là:

Sử dụng https

Như bạn biết đấy, gần đây google ưu tiên các trang có https (chứng chỉ bảo mật) hơn bởi vậy hãy cài ngay https cho trang web của mình nhé.

Tùy vào nhà cung cấp host khác nhau mà sẽ có hỗ trợ https hay không. Nếu họ hỗ trợ bạn chỉ cần vào mục quản lý trang web và tìm đến secutity và chọn SSL/TSL status như hình:

cài https cho web

Tối ưu URL

URL là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO. URL càng ngắn thì tỉ lệ lên top càng lớn, tuy nhiên nội dung sẽ phải đầy đủ và hữu ích.

Một url khi tối ưu cần quan tâm đến những điều sau:

  • Chứa từ khóa SEO chính (có lượng search nhiều nhất)
  • Ngắn gọn nhưng bao hàm toàn bộ ý (URL top 1 thường có trung bình 59 chữ).
  • Liên quan đến nội dung bài viết

Tối ưu hóa title

Thẻ tiêu đề là yếu tố tiếp theo bạn cần tối ưu khi thực hiện onpage. Nó đóng vai trò quan trọng đối với công cụ tìm kiếm.

Trước đây mọi người chỉ cần chèn từ khóa vào tiêu đề là tỷ lệ đứng top tăng lên mấy phần rồi. Nhưng gần đây lại không dễ dàng như vậy khi google giảm điểm SEO cho việc chèn từ khóa vào tiêu đề.

Một số lưu ý khi tối ưu hóa tiêu đề:

  1. Mỗi title ngăn cách nhau bằng | hoặc –
  2. Title nên chứa những từ khóa cần SEO có lượng search cao thứ 2. Từ khóa có lượng search cao nhất nên để ở URL.
  3. Title không được chứa chính xác 100% từ khóa đã có trong URL
    Ví dụ: URL đã là dich-vu-seo thì title không nên chỉ là “dịch vụ seo” y chóc mà nên là “dịch vụ seo chuyên nghiệp”.
  4. Đặt từ khóa SEO vào vị trí đầu title giúp tăng tỉ lệ CTR & thứ hạng.
  5. Title cũng không nên giống Heading 1. Bạn cần đặt title bằng từ khóa liên quan và từ khóa giống nhau.
  6. Title phải chứa càng nhiều từ khóa càng tốt nhưng phải tự nhiên.

Trong trường hợp tối ưu tiêu đề ở trang chủ bạn cần:

  • Đặt thương hiệu trong tiêu đề (hạn chế từ khóa chính xác)
  • Thể hiện được nội dung và giá trị đen đến cho người dùng của toàn trang web

Viết meta descrition ấn tượng

Một đoạn mô tả ấn tượng giúp tăng tỷ lệ người dùng click vào kết quả tìm kiếm của bạn.

Hiện tại việc chèn từ khóa vào phần miêu tả không còn được google ưu tiên như trước nữa. Thay vào đó viết miêu tả lôi kéo hấp dẫn người đọc đồng thời không khéo luồn lách từ khóa vào trong.

Cạc viết meta description sao cho hay và ấn tượng mình sẽ chia sẻ trong bài viết tiếp theo.

Tối ưu hóa thẻ heading (thẻ H)

Thẻ H1

Google là fan hâm mộ của sự liên quan.

=> Khi tối ưu thẻ heading 1, hãy cố gắng đa dạng, tạo sự liên quan và hướng tới người dùng nhiều nhất có thể

  1. Heading 1 chứa từ khóa SEO liên quan trọng điểm (có nhiều lượng search thứ 3)
  2. Heading 1 bao hàm nội dung bài viết
  3. Chỉ có 1 thẻ heading 1 duy nhất. Nếu bạn có nhiều thẻ Heading 1, sẽ làm Google bối rối ảnh hưởng đến thứ hạng của bài viết
  4. Heading 1 phải khác với Title và URL và nên là từ khóa LSI khác.

Thẻ H2, H3

Ngoài việc tối ưu thẻ heading 1, các bạn cần chú trọng tối ưu heading 2-3 để giúp Google hiểu rõ hơn về nội dung website của mình.

Một số lưu ý khi tối ưu heading (2-3):

  1. Ngắn gọn, thể hiện nội dung của đoạn văn sắp tới bạn đang đề cập
  2. Triển khai nhiều sub-heading nhiều nhất có thể
  3. Heading chứa một số từ khóa liên quan hoặc semantic keywords. Đừng quá nhồi nhét từ khóa, phải ưu tiên ngắn gọn và thể hiện nội dung của đoạn
  4. Các heading 2-3 ảnh hưởng mạnh tới SEO còn 4-6 thì không ảnh hưởng đến nhiều

VD: Bạn dang muốn viết 1 bài về bệnh đau mắt đỏ, thì các thẻ h2 của bạn sẽ bao gồm

  • Nguyên nhân đau mắt đỏ
  • Triệu chứng và biểu hiện
  • Cách điều trị
  • Phòng ngừa
  • Lưu ý
  • Lời khuyên của bác sĩ

Đều là những mục lớn bạn có thể đưa nó làm thẻ H2

Tạo table of content cho bài viết

Bạn đang thắc mắc làm sao để tạo được mục lục cho bài viết như hình dưới đây:

Tạo mục lục cho bài viết
Tạo mục lục cho bài viết

Việc tạo mục lục cho bài viết giúp người đọc dễ dàng nắm bắt những thông tin trong bài viết hoặc có thể di chuyển nhanh chóng đến mục thông tin cần tìm kiếm. Trong trường hợp bài viết của bạn chuyên sâu và nhiều nội dung thì tạo table of content là điều cần thiết.

Làm sao để tạo mục lục cho bài viết? mình sẽ có 1 bài hướng dẫn cụ thể phía sau các bạn chờ đợi nhé!

Tối ưu độ sâu của bài viết

Bài viết của bạn có thực sự chuyên sâu? Hầu hết hiện tại các bạn viết content chưa đủ chuyên sâu do kiến thức và kinh nghiệp chưa trải qua nhiều.

Bởi vậy độ chuyên sâu giúp người đọc có cái nhìn sắc nét hơn vè dễ hiểu hơn về nội dung trên trang.

Bạn cần đảm bảo tiêu chuẩn số lượng chữ của một bài viết:

  1. Bài viết phải tối thiểu 800 chữ với những trang SEO chính. (những trang sản phẩm thì tùy)
  2. Ưu tiên sự tự nhiên và có thể chèn nhiều semantic keywords vào.
  3. Với các trang danh mục, để tối ưu về UX/UI có thể dùng Java script (cũng nên viết tối thiểu 300 đến 500 từ)

Tối ưu hình ảnh

 Không chỉ tối ưu keyword và content mà bạn cần phải chú ý tới việc tối ưu hình ảnh đăng tải trên website của mình bằng cách:

  1. Đặt tên cho các hình ảnh phải không dấu và có dấu – giữa các từ.
  2. Tối ưu geo tags cho các hình ảnh.
  3. Các phần meta trong hình phải được điền đầy đủ bao gồm (title, sub-title, author, meta description …) hoặc tối thiểu đặt tên hình ảnh trước khi up.

Đó là cả một sự khác biệt trong tối ưu hóa onpage và thúc đẩy SEO hình ảnh lên top tìm kiếm. Đơn giản chỉ vì Googlebot không nhận biết được hình ảnh, chỉ có thể đọc được chữ cái hay kí tự mà thôi.

Vì vậy, thêm text vào hình ảnh sẽ giúp Google nhận biết nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Liên kết nội bộ và liên kết ngoại

Bài viết không được tối ưu về liên kết nội bộ và liên kết ngoại thì thật là đấng tiếc. Bạn đã bỏ qua một yếu tố vô cùng quan trọng khi tối ưu onpage rồi.

Internal link được coi như mạch máu của trang web, điều hướng người dùng di chuyển trên trang. Truyền sức mạnh giữa các trang và bài viết cho nhau. Từ đó gồng gánh nhau nhảy top.

Vè các liên kết ngoại giống như việc ngoại giao của website, chơi với những người tốt, uy tín trong lĩnh vực sẽ giúp tăng độ uy tín. Ngược lại nếu liên kết với trang nội dung không tốt hoặc không liên quan có thể bị phạt.

Tốc độ tải trang

Đây là vấn đề được các anh em SEOer rất quan tâm trong thời gian gần đây. nếu trang load quá chậm dẫn tới người dùng sẽ rời bỏ trang ngay lập tức.

Cần tối ưu tốc độ tải trang cho cả nền tảng di động và máy tính. Bạn có thể thực hiện:

  • Giảm dung lượng hình ảnh
  • Loại bỏ các javascrip thừa
  • Chọn mua hosting ở nhà cung cấp tốt
  • ….

Giao diện thân thiện

Khi việc tối ưu trải nghiệm người dùng trên trang thì giao diện đóng vai trò hết sức quan trọng. Người dùng dễ dàng thao tác trên trang, nội dung tốt thú vị sẽ khiến người đọc quay lại với trang của bạn.

Nhất là nếu bạn đang áp dụng các phương pháp Onpage SEO tôi đề cập ở trên, bạn sẽ dần dần tối ưu hóa website của bạn trên thiết bị di động. Đặc biệt là tốc độ tải trang.

Tuy nhiên, tôi cũng bổ sung thêm một vài điều dưới đây nữa để đảm bảo rằng website bạn hiển thị xuất sắc trên di động.

Tạo nút chia sẻ trên trang

Như bạn đã biết, những tín hiệu chi sẻ trên mạng xã hội rất tốt, không chỉ giúp bài viết được index sớm hơn mà có thể giúp nâng cao thứ hạng từ khóa.

Vì sao lại như vậy? Google cũng như người dùng, nó thấy bài viết có nhiều lượt bình luận, chia sẻ và cho rằng bài viết này chất lượng, vì vậy sẽ được ưu tiên hơn khi xếp thứ hạng.

Gần đây trang G+ đã không hỗ trợ người dùng chia sẻ bài viết trên này. Thay vào đó bạn có thể sử dụng facebook hoặc twitter để chia sẻ bài viết.

Thứ hạng từ khóa và mức độ chia sẻ
Thứ hạng từ khóa và mức độ chia sẻ

Do đó, khi tạo dựng content, hãy cố gắng tạo dựng những content chất lượng, chi tiết, khuyến khích cho người dùng chia sẻ bài viết của bạn nhé.

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ những điều tôi biết về onpage. Hy vọng giúp các bạn phần nào trong việc tối ưu hóa các yếu tố trên trang để nâng cao tứ hạng từ khóa và có vị trí tốt nhất trên xếp hạng tìm kiếm.

Mọi vấn đề hoặc thắc mắc bạn có thể để lại comment dưới bài viết. Chúc các bạn thành công!