Chỉ số ROI là gì? Cách đo lường chỉ số ROI cho website

Chỉ số ROI không chỉ thông dụng trong đo lường hiệu quả markting mà nó còn dùng để đo lường các hoạt động kinh doanh khác.

Trước khi đầu tư và bất cứ hạng mục nào, mọi người đều tính tỷ suất lợi nhuận – ROI. Vậy ROI là gì? Vai trò cà cách tính ROI ra sao hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Chỉ số ROI là gì?

ROI (viết tắt của Return On Investment) là chỉ số tỷ suất hoàn vốn trong kinh doanh. Việc xác định chỉ số này nhằm xác định tỷ suất lợi nhuận thu được trên tổng chi phí bỏ ra.

Nhiều người còn gọi chỉ số này là lợi suất đầu tư, (ROI) là một thước đo hiệu suất được sử dụng để đánh giá hiệu quả của một khoản đầu tư hoặc so sánh hiệu quả của một số khoản đầu tư khác nhau.

ROI đo lường trực tiếp số tiền hoàn vốn trên một khoản đầu tư cụ thể, liên quan đến chi phí đầu tư. Để tính ROI, lợi ích của khoản đầu tư được chia cho chi phí đầu tư. Kết quả được biểu diễn dưới dạng phần trăm hoặc tỷ lệ.

Công thức tính ROI

ROI được tính bằng lợi nhuận dòng/ tổng chi phí đầu tư hay: ROI = (Doanh thu – Chi phí) / Chi phí

Công thức tính ROI
Công thức tính ROI

ROI giúp bạn quyết định được có nên đầu tư cho việc quảng cáo hay thiết lập trang web hay không. Thật dễ dàng để bạn có thể nhận ra số tiền thu về so với tổng chi phí bỏ ra.

Từ đó mà bạn có thể quyết định đầu tư đúng đắn.

Cách tính chỉ số ROI cho website

Để tính được chỉ số ROI cho web trước tiên bạn cần ước lượng được tổng số click khi bạn đứng top.

Ở đây tôi có bảng thống kê tỷ lệ click khi đứng top như sau:

Tỷ lệ CTR theo vị trí hiển thị tìm kiếm
Tỷ lệ CTR theo vị trí hiển thị tìm kiếm

Bạn chỉ cần lấy tổng lượt tìm kiếm nhân với tỷ lệ click bạn sẽ có được số click dự kiến khi đứng top từ khóa.

Tiếp đến bạn đo lường giá trị từ khóa đó khi đứng top tạo ra. Bằng cách bạn lấy tỷ lệ chuyển đổi nhân với tổng lượt click. Tỷ lệ chuyển đổi trên website thông thường từ 1 – 4%.

Theo cách tính này bạn sẽ ra được tổng số đơn hàng khì từ khóa của bạn lên top. Lúc này sẽ đơn giản hơn rất nhiều rồi.

VD:

Từ khóa áo sơ mi lên top 1 tháng giúp bạn báng được 100 chiếc áo/tháng. Giá mỗi chiếc áo là 100k và lợi nhuận trên mỗi chiếc bán được là 20k và chi phí SEO là 50k chẳng hạn.

Lúc này ROI = (20*100)/(80*100+50) = 19,87%

Lúc này bạn sẽ nhận ra rằng cứ 1 đồng bỏ ra bạn sẽ thu về 0,1978 đồng đây có phải là siêu lợi nhuận không?

Và bạn nghĩ sao nếu đây chi là lợi nhuận trên khách hàng mới. Chưa kể thời gian lên top không chỉ 1 tháng mà là 1 năm thì sao?

Giá trị của SEO sẽ lớn hơn nhiều nếu bạn tính toán ROI theo cách này.

Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng chỉ số ROI

Chỉ số ROI có những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng nó để đo lường tỷ suất hoàn vốn.

Ưu điểm:

Đây là chỉ số có thể tính toán một cách nhanh chóng, sử dụng hai thành tố có thể dễ dàng thu thập từ các số liệu tài chính.

Đo lường chỉ số ROI cũng phương thức hữu hiệu để bạn xác định mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp nhanh chóng so sánh mức độ sinh lợi nhuận của các dự án, từ đó ra quyết định nên (hay không nên) đầu tư vào dự án nào.

Hạn chế:

Việc ra quyết định đầu tư vào một dự án nào đó đòi hỏi doanh nghiệp phải tham khảo nhiều chỉ số quan trọng khác, như NPV, IRR hay tỷ lệ hoàn vốn (PP). Chỉ số ROI chỉ nên đóng vai trò như một số liệu tham khảo của doanh nghiệp khi ra quyết định đầu tư dự án.

Kết luận

Chỉ số ROI là chỉ số quan trọng khi bạn quyết định đầu tư vào bất cứ chiến dịch quảng cáo hay kinh doanh nào.

Hãy tính toán kỹ trước khi có quyết định đầu tư sáng suốt.