Có rất nhiều yếu tố quan tâm đến trang web mà trong số đó không thể không nhắc đến chính là Conversion rate – Tỷ lệ chuyển đổi.
Đây là chỉ số quan trọng vì nó quyết định đến doanh số thu về thông qua kênh website của bạn.
Hãy cùng chúng tôi khám phá Conversion rate là gì và làm sao để tối ưu tỷ lệ chuyển đổi trên trang qua bài viết dưới đây nhé!
Conversion rate là gì?
Conversion Rate, CR – tỷ lệ chuyển đổi là chỉ số đo lường tổng số khách hàng mua hàng, sử dụng sản phẩm dịch vụ trên tổng số lượt người truy cập trang web.
VD: Nếu trang web của bạn có 10000 lượt truy cập mỗi tháng và bán được 250 đơn hàng thì tỉ lệ chuyển đổi CR = 250/10000 = 2,5%
Sự chuyển đổi có thể là bất kì hành động nào mà bạn muốn người dùng thực hiện. Nó gồm bất cứ điều gì từ việc click vào nút để mua hàng và trở thành khách hàng.
Chỉ số CR sẽ giúp bạn:
- Có bao nhiêu phần trăm người dùng đang thúc đẩy hoạt động kinh doanh của bạn
- Đánh giá được điểm thành công và hạn chế cần cải thiện của mỗi trang web.
Cách tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website
Tăng conversion rate là điều vô cùng quan trọng. Có được conversion rate tốt là nền tảng của doanh thu cao. Một số cách tăng tỷ lệ chuyển đổi mà tôi đề cập dưới đây bạn có thể sử dụng cho trang của mình xem sao nhé!
Xác định mục tiêu chuyển đổi rõ ràng
Khi xem xét các mục tiêu chuyển đổi trên trang, hầu hết mọi người đều nhằm mục đích bán hàng. Không phải trang web nào hoặc page nào trên trang cũng nhằm mục đích như vậy.
Có rất nhiều mục tiêu hành động khác bạn có thể hướng tới như:
- Đăng ký
- Mua hàng
- Nhấp vào một cái gì đó
- Đặt hàng một sản phẩm nào đó.
- Trò chuyện cùng tư vấn viên
- …
Nếu mục tiêu của bạn là để mọi người đọc văn bản trên website. Ngay bây giờ bạn nên đặt một mục tiêu mới.
Tạo giá trị hấp dẫn cho người đọc
Hầu hết khi mọi người đọc đều quan tâm cái mình nhận được là gì? Hãy tuyên bố những giá trị bạn cung cấp đến họ nhằm thu hút họ thực hiện theo các hành động trên trang.
Nếu trang chủ hoặc trang sản phẩm chỉ hiển thị lời chào mừng hoặc chỉ liệt kệ tên công ty hay các sản phẩm thì bạn đã vô cùng thiếu sót.
Lưu ý rằng có một sự khác biệt giữa value proposition và sản phẩm của bạn. Bạn phải giải quyết cả hai cùng một lúc.
Tạo phễu bán hàng
Theo bạn lý do để thiết lập phễu bán hàng trong tối ưu conversion rate là gì? Thực chất phễu bán hàng gồm những bước nào? Nhưng trước tiên bạn phải hiểu được rằng:
Đôi khi điều giết chết conversion rate là bạn đang yêu cầu người dùng phải mua hàng, đăng kí hay làm bất cứ điều gì quá nhanh.
Mọi người có lẽ chỉ đang muốn tham khảo. Họ chưa sẵn sàng tâm lý hoặc không vội mua ngay bây giờ.
VD về phễu bán hàng khóa học sửa nhà:
- Khách hàng muốn gì? => Tìm hiểu về các hướng dẫn sửa chữa nhà
- Bạn muốn gì? => Thu hút khách hàng truy cập để mua khóa học
- Làm thế nào để thực hiện?
Theo một thống kê rằng khi khách hàng tương tác với doanh nghiệp ít nhất 7 lần mới có cơ hội bán hàng. Vì vậy đừng nóng vội nhé, hãy xây dựng phễu bán hàng hợp lý để lọc được nhiều khách hàng nhất có thể.
Hạn chế các từ viết tắt và thuật ngữ
Đừng sử dụng quá nhiều thuật ngữ, các từ viết tắt hoặc tiếng nước ngoài, nó sẽ làm mọi người khó hiểu về những gì trên website của bạn.
Cách tốt nhất là bạn diễn đạt đơn giản theo mạch văn thông thường, giải thích rõ ràng những điều phức tạp theo lối hình tượng đơn giản.
Đây là cách tốt để mọi người hiểu hơn về trang web của bạn.
Giải quyết vấn đề khiến khách hàng do dự
Trong quá trình tiếp nhận thông tin khách hàng có nhiều do dự hoặc thắc mắc. Bạn cần giải quyết nhanh vấn đè của khách để nhanh chóng thúc đẩy hành động.
Để khách do dự càng lâu thì tỷ lệ mua hàng càng thấp.
Một số do dự thường gặp khi khách hàng đối mặt với sản phẩm:
- Sản phẩm này có thực sự giải quyết được vấn đề của tôi? (Miêu tả chi tiết cách mà sản phẩm của bạn giải quyết vấn đề của khách)
- Tại sao tôi phải tin bạn? (Liệt kê các chứng chỉ hoặc giấy tờ chứng minh về chất lượng sản phẩm)
- Phải làm sao khi sản phẩm không mang lại hiệu quả?( Đưa ra lời đánh giá của khách hàng hoặc người uy tin thông qua dùng sản phẩm)
- Nó thực sự không đáng giá đấy, có nhiều sản phẩm khác tốt hơn? (Giải thích tại sao giá của bạn cao hoặc sản phẩm của bạn tốt hơn đối thủ
Điều bạn cần làm là giải quyết các vấn đề này một cách khéo léo và thuyết phục khách hàng.
Củng cố niềm tin khách hàng
Theo các chuyên gia bán hàng cho rằng, có 4 yếu tố quan trọn khi khách quyết định mua hàng hay không đó là:
- Người dùng không cần
- Họ không có tiền
- Cũng có thể không cần gấp
- Họ không tin tưởng
Và yếu tố tin tưởng bạn có thể tác động tới nó nhằm củng cố niềm tin của khách hàng.
Vậy làm sao để củng cố niềm tin của khách hàng? Bạn có thể thử một số cách sau đây:
- Xác minh thông tin doanh nghiệp, sản phẩm dịch vụ.
- Tạo sự chuyên nghiệp cho website
- Xây dựng kênh thông tin liên hệ 24/7
- Tạo nội dung chuyên sâu và hữu ích
Đơn giản hóa quá trình mua hàng
Để người dùng đơn giản hóa quá trình đặt hàng và thanh toán. Thông thường các trang web đều có live chat để hỗ trợ khách hàng.
Điều tiếp theo chính là thông tin đặt hàng, bạn làm sao cho khách hàng điền càng ít càng tốt.
Tôi thấy rằng các trang web chỉ bắt khách hàng điều vào thông tin cần thiết như:
- Loại hàng
- Số lượng
- Kích thước
- Tên người mua
- Số điện thoại nhận hàng
- Địa chỉ
Đây là 6 trường bắt buộc khi đăng ký mua hàng, bạn hạn chế tối đa các mục phải điền đối với khách hàng nhé.
Đừng bắt khách hàng đăng ký nhận thêm thông tin từ bạn, đó sẽ làm khách hàng sao nhãng quá trình đặt hàng. Trong quá trình này không nên để bất cứ điều gi ảnh hưởng đến khách.
Miễn phí vận chuyển cho khách: Đây là một yếu tố thúc đẩy khách mua hàng nhiều hơn, và một thống kê cho thấy 82% người được hỏi cho rằng miễn phí vận chuyển là động lực mua hàng của họ.
Đừng để quá nhiều lựa chọn khiến khách hàng rối trí. Nếu bạn có nhiều sản phẩm, hãy tạo bộ lọc tốt hơn. Nó giúp khách hàng nhanh tìm đến đúng sản phẩm họ cần mà không mất quá nhiều thời gian.
Cung cấp thêm giá trị
Mọt sản phẩm sẽ không thể nổi bật hơn so với thị trường nếu nó không có gì khách biệt. Điều bạn cần làm là cung cấp thêm giá trị để khách hàng nhận ra nó khác biệt và kích thích khách hàng mua sản phẩm của bạn.
VD: Thông tin sản phẩm ghế nhựa
- Thân ghế và lưng ghế được làm từ vật liệu hạt thoáng khí vô cùng thoải mái, rất bền.
- Trọng lượng: 10kg
- Màu sắc: Đen
- Bảo hàng 12 tháng
- Giá: 3.600.000đ
Bạn thấy mục bảo hành không? Nó ảnh hưởng rất nhiều đối với các sản phẩm dịch vụ đấy.
Loại bỏ các yếu tố gây phân tâm khi khách đặt hàng
Khi khách đặt hàng, nhiều bạn còn để các sản phẩm khác bên dưới hoặc xung quanh đó còn có các banner hiển thị.
Nó sẽ làm nhiễu sự tập trung của khách khi tiến hành dặt hàng, là yếu tố không cần thiết lúc đó, bạn nên loại bỏ thẳng tay.
- Hủy bỏ hoặc thu nhỏ menu
- Lọa bỏ các sidebars và tiêu đề lớn
- Tắt hình ảnh không liên quan
- Cân nhắc loại bỏ điều hướng trên landing page
So sánh với đối thủ trước khi bán hàng
Nếu sản phẩm của bạn đắt hơn nhiều so với giá thị trường hoặc chất lượng không bằng đối thủ. Chắc chắn rằng sẽ không khách nào mua sản phẩm của bạn ca đâu.
Hãy tự nghiên cứu đối thủ trước khi bán hàng.
Bời vì khách hàng không phải là “thằng ngu”, họ là người thông minh hơn ai hết. Khách hàng họ thường tham khảo từ 2 đến 5 nhà cung cấp khác nhau để so sánh trước khi ra quyết định mua hàng.
Nếu sản phẩm bạn đắt hơn những sản phẩm khác, thì đây là lí do vì sao lượt truy cập nhiều, tương tác nhiều nhưng không có đơn.
Tỷ lệ chuyển đổi bao nhiêu là tốt?
Mỗi một ngành kinh doanh hoặc sản phẩm dịch vụ khách nhau mà có tỷ lệ chuyển đổi khách nhau. Thông thường các trang web lớn có tỷ lệ chuyển đổi cao là từ 2% đến 7%. Nhiều sản phẩm dịch vụ khách có tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn như bất động sản có tỷ lệ CR < 1%.
Trong các ngành công nghiệp, tỷ lệ conversion rate cho landing pages trung bình là 2,35%. Nhưng 25% các công ty hàng đầu đang chuyển đổi ở mức 5,31% hoặc cao hơn.
Nếu tỷ lệ chuyển đổi của bạn nằm trong khoảng từ 2% đến 4% tức đây là tỷ lệ lý tưởng rồi đấy. Nhiều đứa nói rằng tỷ lệ chuyển đổi trên trang của nó là 10% thì bạn chớ có tin ngay nhé.
Một số lưu ý khi tối ưu tỷ lệ chuyển đổi
- Ưu tiên tối ưu tỷ lệ chuyển đổi ở các landing page
- Không có tỷ lệ chuyển đổi cố định, hãy tối ưu tỷ lệ chuyển đổi bằng mọi cách bạn nghĩ
- Luôn sáng tạo và thử nghiện các biện pháp giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
- Xác định không có ngăn cản nào khiến khách hàng bị sao nhãng khi đặt đơn
- Sử dụng remarketing để tăng chuyển đổi
- Sử dụng nhiều landing page
- …
Kết luận
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của tôi về conversion rate, nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào vui lòng để lại lời nhắn của bài viết.
Hy vọng bài viết giúp ích cho các bạn phần nào trong việc tăng tỷ lệ chuyển đổi trên trang của mình.