Meta description là gì? Cách viết meta description thu hút

Nếu bạn là người làm SEO hoặc có kiến thức về SEO thì thẻ meta descripton không còn xa lạ với bạn. Tuy nhiên đối với nhiều bạn đặc biệt là những bạn chưa có kiến thức về SEO thì meta description vẫn là một thuật ngữ xa lạ và mới mẻ.

Trong bài viết này mình sẽ giải thích về thẻ meta description và tầm quan trọng của nó, cách viết thẻ meta description và những kiến thức cần có về phần này. Từ đó bạn có thể tự chỉnh sửa phần miêu tả cảu bài viết nhằm thu hút người đọc tăng cao hiệu quả của bài viết.

Meta description là gì?

Meta description (thẻ mô tả) chính là một đoạn văn bản tóm tắt nhằm giới thiệu qua về một website hoặc 1 bài viết hiển thị trên google khi người dùng tìm kiếm từ khóa.

Ví dụ về meta description
Ví dụ về meta description

Thẻ meta descriptiption có thể được gắn cho nhiều nội dung khác nhau từ trang web, chuyên mục (category), bài viết (article) blog hay cả ebook, video.

Vai trò của thẻ meta description

Thẻ meta description có một số vai trò như sau:

  • Mang đến cho mọi người cái nhìn tổng quan về trang đích mà mình sắp đi tới. Thẻ meta sẽ hỗ trợ bạn xem qua về nội dung và tìm ra những kết quả phù hợp nhất đối với bạn.
  • Thu hút người đọc/ người mua hàng đi vào trang web của bạn. Nếu bạn sử dụng các từ ngữ khéo léo kích thích sự tò mò hoặc điểm trúng nhu cầu của khách hàng.
  • Mang đến cho các công cụ tìm kiếm cái nhìn tổng quan hơn về website của bạn.

Ngoài những vai trò này ra nếu trang web của bạn không có thẻ meta description thì bạn đã bỏ lỡ rất nhiều thứ rồi đấy:

  • Nếu bạn không tạo thẻ meta description, google sẽ tự động lấy các đoạn văn bản và ghép chúng thành thẻ meta mới như bạn thấy dưới đây.

Thẻ meta description sabeco

Hay thậm chí đến cả ông lớn như Pepsi còn quên không thêm nữa là.

Thẻ meta description pepsi

=> Như vậy thì rất nhiều khác hàng muốn tìm đến bạn tuy nhiên đọc xong cái phần giới thiệu như vậy thì rất có thể người đọc sẽ bỏ qua trang web của bạn mặc dù nó đã hiển thị lên đầu.

  • Nếu bạn không có thẻ meta description việc điều hướng từ khóa và nội dung gặp khá nhiều khó khăn. Từ đó dẫn đến khó hiểu hoặc thiếu thông tin cho các công cụ tìm kiếm để có thể đánh giá trang web của bạn tích cực hơn.

Các tạo thẻ meta description cho các bài viết

Thẻ meta description có thẻ tạo cho nhiều nội dung và cần thiết hơn nhất là các bài viết khi chúng được cập nhật hàng ngày.

Để tạo thẻ meta description bạn làm theo các bước sau:

Bước 1: Chọn bài viết có sẵn hoặc bài viết mới mà bạn muốn thêm thẻ meta description cho nó

Chọn bài viết mà bạn muốn thêm thẻ miêu tả
Chọn bài viết mà bạn muốn thêm thẻ miêu tả

Bước 2: Kéo xuống dưới cùng bài viết và tìm đến mục Yoast SEO như hình dưới đây:

Click vào mục Yoat SEO
Click vào mục Yoast SEO

Bước 3: Chọn mục sửa meta description hoặc snippet như hình dưới:

Có một số website sẽ hiển thị mục này là sửa snipet
Có một số website sẽ hiển thị mục này là sửa snippet

Hoặc có một số trang web sẽ hiển thị là:

Một số trang web hiển thị một ô trống với từ meta description bên cạnh
Một số trang web hiển thị một ô trống với từ meta description bên cạnh

Bước 4: Điền phần mô tả của bạn vào ô trống

Điền phần miêu tả của bạn vào ô có mũi tên màu đỏ phái trên
Điền phần miêu tả của bạn vào ô có mũi tên màu đỏ phái trên

Bước 5: Lưu lại trạng thái vừa thay đổi

Lưu lại các chỉnh sửa trước khi đóng lại
Lưu lại các chỉnh sửa trước khi đóng lại

Chỉ với 5 bước cơ bản, kể cả bạn không biết gì về website hay SEO đều có thể tự mình thêm thẻ meta description cho các bài viết.

Nên có bao nhiêu ký tự cho meta description?

Trong thời gian gần đây google có thay đổi cập nhật độ dài từ 150 lên đến 300 ký tự. Tuy nhiên do nhiều hạn chế nên đã thay đổi về độ dài đầu tiên.

Với kinh nghiệm của mình và khi tư vấn cho những bạn quan tâm về vấn đề này mình đều để độ dài của meta description là từ 150 đến 155 ký tự nhé.

  • Nếu dài hơn 155 ký tự thì sao?

Rất đơn giản, nếu dài hơn google hiển thị không hết sẽ thành dấu “…” ba chấm khiến câu không đầy đủ, rõ nghĩa và mất đi độ thu hút cần có của thẻ mô tả. Bạn có thể xem qua hình ảnh dưới đây:

Khi bạn viết thẻ mô tả quá 155 ký tự sẽ bị trường hợp này
Khi bạn viết thẻ mô tả quá 155 ký tự sẽ bị trường hợp này
  • Nếu ngắn hơn hoặc không có?
Thẻ miêu tả quá ngắn
Thẻ miêu tả quá ngắn

Thẻ mô tả quá ngắn sẽ không tận dụng được việc tối ưu từ khóa muốn SEO đồng thời nhìn thực sự không thu hút người đọc nhấp vào trang.

Kinh nghiệm viết thẻ meta description chất lượng

Theo như mình làm SEO được một khoảng thời gian thấy rằng: “Không phải cứ website lớn là có thẻ meta description sẽ chất lượng.

Như các ví dụ mình dẫn chứng phía trên, đến cả những ông lớn như pepsi còn để một cái lỗi tối ưu về SEO rất là sơ đẳng nữa là.

Bởi vậy để tạo ra một thẻ miêu tả chất lượng bạn có thể tham khảo một số điều dưới đây:

Tạo ra một thẻ miêu tả đúng quy định

Như mọi người biết đến, độ dài tiêu chuẩn của thẻ meta description rơi vào 150 đến 155 ký tự.

Thẻ miêu tả trong câu rõ chữ
Thẻ miêu tả trong câu rõ chữ

Điều quan trọng hơn hết là thẻ miêu tả của bạn biểu thị rõ ý nghĩa, và nó cần đầy đủ vẹn toàn.

Tạo sự khác biệt

Dĩ nhiên thẻ meta description cần có sự khác biệt với đối thủ hiện tại. Nhiều người có thể thêm các ký tự đặc biệt hoặc số điện thoại để tạo ấn tượng hoặc bắt mắt cho người đọc.

Sự khác biệt cũng có thể đến từ dịch vụ/ sản phẩm doanh nghiệp bạn cung cấp mà bạn đặt vào trong phần miêu tả của bài viết.

Sự dụng từ ngữ khéo léo

Nhiều bạn khi viết thẻ meta description cứ nghĩ rằng viết nhiều là tốt. Nhưng thực tế không phải như vậy, bạn cần cô lọc, chắt đọng những từ có ý nghĩa và hợp lý nhất.

Nhiều người có gắng nhồi nhét từ khóa vào phần miêu tả này, tuy nhiên khi bạn chèn từ khóa cần hạn chế nhồi nhét và điều hướng sao cho đọc trôi chảy và tối ưu phương diện người dùng.

Chỉ vài từ đã có thể diễn đạt rõ ý
Chỉ vài từ đã có thể diễn đạt rõ ý

Giới thiệu nổi bật về công ty/ doanh nghiệp bạn

Thẻ meta description cũng có thể coi là một cách PR, khẳng định điểm nổi bật thương hiệu của bạn. Chỉ qua 1 câu ngắn gọn có thể thấy được vị trí là tầm nhìn của doanh nghiệp.

Giới thiệu nổi bật về doanh nghiệp bạn
Giới thiệu nổi bật về doanh nghiệp bạn

Cho mọi người biết doanh nghiệp bạn đang làm gì

Trong marketing thì việc công bố tầm nhìn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một cách marketing hữu hiệu đối với những khách hàng, đối tác mới.

Cho mọi người biết doanh nghiệp bạn đang làm gì
Cho mọi người biết doanh nghiệp bạn đang làm gì

Cho dù tôi không hề biết đến Sabeco nhưng qua đoạn mô tả này phần nào tôi cũng biết họ đang làm về đồ uống. Nếu doanh nghiệp của bạn cũng như vậy có phải rất tiện ích không?

Cung cấp giảm giá, ưu đãi

Thẻ meta description bạn cũng có thể tận dụng nó như một lời mời giảm giá hoặc thông báo ưu đãi đến tập khách hàng của bạn.

Cuộc sống ai chả thích ưu đãi, giảm giá phải không nào?

Được tận dụng để thông báo ưu đãi giảm giá
Được tận dụng để thông báo ưu đãi giảm giá

Còn đây nữa này

Còn khuyến mãi thế này nữa cơ
Còn khuyến mãi thế này nữa cơ

Làm nổi bật lên cảm xúc nếu sử dụng

Sự tò mò về cảm giác trải nghiệm sản phẩm và sự dụng sản phẩm. Để gợi lên cảm giác mà người sử dụng sẽ nhận được là điều mà những người làm marketing thường hướng tới.

Bạn có muốn thấy cảm giác ngồi xe BMV là như nào không?
Bạn có muốn thấy cảm giác ngồi xe BMW là như nào không?

Kết luận

Không có thẻ meta description hẳn là doanh nghiệp bạn đã bỏ lỡ rất nhiều khách hàng rồi đấy. Đây thực sự là sơ hở không cần thiết trong khi bạn có thể tự mình tối ưu được thẻ này.

Có như vậy bạn có thể tự tin để tạo ra một hoạt động marketing hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn từ những điều nhỏ nhất.

Và từ đó có thể tự tin đánh bật mọi đối thủ trên thị trường của bạn.