Nếu bạn đang làm về marketing chắc hẳn bạn cũng nghe nhiều về thuật ngữ này. SEM là một mảng lớn trong marketing online mà không một nhà kinh doanh nào nên bỏ qua nó.
Nhiều bạn thường nhầm giữa SEM và SEO, đánh đồng chúng với nhau hoặc xếp chúng ngang hàng. Trên thực tế không phải như vậy.
- Thực sự SEM là gì?
- SEM nằm ở đâu trong marketing?
- Tại sao bạn nên sử dụng SEM?
Hãy cũng tôi khám phá qua bài viết dưới đây nhé!
SEM là gì?
SEM là từ viết tắt của Search Engine Marketing tức tiếp thị trên công cụ tìm kiếm. SEM là một phần quan trọng trong marketing online và không thể thiếu trong các chiến dịch marketing tổng thể của doanh nghiệp.
SEM bam gồm 2 mục lớn đó là:
- PPC: Pay Per Click (trả tiền cho mỗi lượt nhấp chuột)
- SEO: Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)
Để có thể hình dung rõ vị trí của SEM bạn xem ảnh dưới đây:
Tại sao SEM lại quan trọng trong chiến dịch marketing?
SEM có tác dụng rất lớn đối với doanh nghiệp của bạn vì:
Tăng khả năng nhận diện thương hiệu
SEM giúp thương hiệu và doanh nghiệp của bạn tiếp cận nhiều khách hàng, truyền tải thông tin tốt hơn. Từ đó giúp bạn tăng khả năng nhận diện thương hiệu.
Đối với những doanh nghiệp mới thành lập thì SEM đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng. Giúp khách hàng có thể nhận biết thương hiệu thông qua tiếp xúc với các cửa hàng trực tuyến của doanh nghiệp.
Tìm kiếm khách hàng nhanh chóng
Với các chiến lược quảng cáo của mình mà vấn đề tìm kiếm khách hàng và quay vòng vốn ngắn hạn được diễn ra nhanh chóng.
Chả cần nói đâu xa xôi, sáng quảng cáo chiều bán hàng, tối tiền về. Quay tiền vốn sản phẩm ngay trong ngày là điều mà ọi người quan tâm khi sử dụng SEM.
Tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi
Không như các cửa hàng truyền thống, tối đa bạn chỉ có thể tiếp cận được 12 tiếng mỗi ngày. Thay vào đó, các trang web, cửa hàng trực tuyến có thể tiếp cận khách hàng 24/7 và đều đặn quanh năm.
Trong khi bạn ngủ, các công cụ này cũng giúp bạn truyền tải thông đi đến khách hàng. Sáng dậy bạn chỉ cần liên hệ lại với họ qua thông tin họ để lại trên hệ thống.
Rất nhẹ nhàng và đơn giản, tiếp cận khách hàng mọi lúc mọi nơi, miễn nơi đó họ có thể kết nối internet.
Tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Đây là mục đích hàng đầu khi các doanh nghiệp sử dụng SEM. Một thị trường rộng lớn trên internet mà bạn không khai thác, quả thực đã bỏ qua cơ hội kiếm tiền lý tưởng.
Khách hàng rất nhiều, việc tăng doanh thu không còn là vấn đề. Bạn không cần lo lắng thị trường nhỏ hoặc khó kiếm khách hàng nữa.
Chi phí hợp lý
So với các kênh truyền thống thì kênh marketing này tiết kiệm khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp. Số tiền bỏ ra để kiếm về 1 khách hàng sẽ giảm thiểu hơn rất nhiều. Ngoài ra công sức để tìm kiếm khách hàng cũng giảm thiểu.
Từ đó tổng chi phí bỏ ra cũng được tối ưu hơn rất nhiều.
Các phần trong SEM
Trong SEM bao gồm 2 mục lớn như mình đã đề cập ở trên:
PPC (Pay per click)
PPC là cách doanh nghiệp trả tiền cho mỗi lượt khách hàng click vào quảng cáo của doanh nghiệp. Bạn chỉ phải trả tiền khi khách hàng nhấn vào xem quảng cáo của bạn.
PPC phổ biết nhất là các quảng cáo, bạn thiết lập quảng cáo theo các bước dưới đây:
- Bạn tạo một tài khoản miễn phí với Google Ads
- Bạn thiết lập các chiến dịch quảng cáo. Mỗi chiến dịch có thể chứa một số nhóm quảng cáo, từ khóa và quảng cáo.
- Bạn chỉ định đối tượng mục tiêu của bạn tức là mọi người có thể xem quảng cáo của bạn (bạn có thể thu hẹp lựa chọn của bạn theo quốc gia, thời gian trong ngày, vị trí người dùng, v.v.).
- Bạn bắt đầu chiến dịch và bạn chỉ trả tiền khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn.
- Bạn theo dõi kết quả chiến dịch của mình và thực hiện các thay đổi cần thiết.
Những nhà quảng cáo phải bỏ tiền ra để mua vị trí hiển thị đối với người dùng tìm kiếm sản phẩm dịch vụ. Giá thầu càng cao thì vị trí càng tốt.
SEO (Search engine optimization)
SEO hay tối ưu hóa công cụ tìm kiếm là việc bạn sử dụng các kỹ thuật giúp trang web có được vị trí tốt mà không phải bỏ tiền ra chạy quảng cáo.
Để làm cho toàn bộ quá trình SEO dễ dàng hơn, nó được chia nhỏ thành các quy trình sau đây:
- Technical SEO – tối ưu các kỹ thuật về code hoặc các yếu tố liên quan đến việc
- On Page SEO – Giúp các trang của bạn tối ưu chuẩn SEO nhất
- Viết nội dung – Cung cấp cho người đọc những kiến thức hữu ích, đồng thời tối ưu các yếu tố giúp google dễ dàng thu thập thông tin.
- Off – Page SEO – Sử dụng các thủ thuật liên quan đến backlink nhằm tăng thứ hạng trang web bền vững.
- SEO Local – Tối ưu hóa địa chỉ để khách hàng dễ dàng tìm thấy doanh nghiệp của bạn trên google map
- SEO trên thiết bị di động – Giúp người dùng trên thiết bị di động có thể dễ dàng thao tác với trang web của doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ những điều mình biết về SEM, hy vọng giúp bạn phần nào trong các chiến lược marketing của doanh nghiệp.