Nếu các công cụ tìm kiếm không tìm thấy website của bạn thì cơ hội xếp hạng trên kết quả tìm kiếm là không có. Và bình thường thì mất một khoảng thời gian để google nhận được thông tin mới từ website của bạn.
Đối những trang web mới lập, thì mình chắc chắn rằng bạn sẽ không tìm thấy chúng ở đâu trên các công cụ tìm kiếm.
Sau nhiều tuần hoặc viết bài được một thời gian, bạn vẫn không thấy website/ bài viết của mình đâu cả. Dẫn đến rất nhiều câu hỏi đặt ra đó là:
- Làm thế nào đế đưa website của bạn đến với Google, các công cụ tìm kiếm khác (và tại sao bạn không cần phải luôn luôn làm như vậy)
- Làm thế nào để đảm bảo rằng website đã đươc index (lập chỉ mục) và cách khắc phục khi không được index
- Tại sao submit web lên Google khác với ranking (xếp hạng)
- Tại sao bạn vẫn cần sumbit trang web của bạn đến các công cụ tìm kiếm.
Trong bài viết này mình sẽ trả lời những câu hỏi trên.
Tại sao tôi cần submit website?
Google không được xây dựng để dựa vào các thao tác thủ công. Mà nó là những con bot tự động.
Đó là lý do tại sao Google cần thu thập liên tục rất nhiều nguồn dữ liệu khác nhau để khám phá các website mới (và index chúng liên tục).
Về cơ bản, chúng thu thập thông tin từ các link mới được thêm vào các trang web sau đó sẽ theo dấu các link này để xem chúng dẫn đến đâu. Nếu link này dẫn đến một nội dung hữu ích, Google sẽ thêm các trang đó vào để index. Đây cũng là lý do tại sao link lại quan trọng như vậy!
Nhiều người nói rằng: “Tôi không cần submit mà để tự google lập chỉ mục cho mình”.
Đó là do website của bạn lớn và uy tín, không có đối thủ chơi xấu thì như vậy. Dưới đây là một số lý do tôi khuyên bạn submit content ngay sau khi đăng:
- Chỉ mất 1 đến 2 phút để gửi 1 url
- Để bài viết được lập chỉ mục sớm hơn và đến được với người tìm kiếm
- Hạn chế lỗi xảy ra khi thu thập dữ liệu
- Tránh đối thủ copy bài của bạn rồi đăng trên trang (nhiều trường hợp website của bạn index chậm hơn dẫn đến rõ ràng bài mình viết lại thành ra mình là người đi copy – có thấy ức chế không?)
Và hầu hết mọi người submit đều do nguyên nhân cuối cùng.
Cách submit website lên Google
Google chiếm gần 70% thị phần tìm kiếm trên toàn thế giới và hầu hết những người SEO đều muốn được xếp hạng cao trên công cụ tìm kiếm này.
Hiện tại google webmaster tools đã cập nhật giao diện mới, nhiều bạn không tìm thấy chỗ submit bài viết hoặc website ở đâu.
- Thì bạn truy cập vào: https://www.google.com/webmasters/tools/home?hl=vi
- Nếu bạn muốn submit lên Bing thì truy cập: https://www.bing.com/toolbox/submit-site-url
Nếu website của bạn mới tạo thì bạn cần thêm website vào WMT trước đã nhé. Để google submit toàn bộ trang web nhanh hơn và nhiều hơn thì bạn nên gửi sitemap cho google.
Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
Một số plugin sẽ tự động tạo nhiều kiểu sitemap khác nhau phần đuôi (ví dụ: post_sitemap.xml và page_sitemap.xml). Bạn không cần để tâm quá vào vấn đề này. Chỉ cần thêm tất cả chúng vào Search Console thôi ^^! Xong! Thế là website của bạn đã được submit rồi đấy.
Cách submit bài viết lên googgle
Trong giao diện WMT mới, nhiều bạn không tìm thấy mục submit bài viết ở đâu thì xem hướng dẫn ở đây nhé.
VD: Tôi muốn submit cho bài viết “http://seocompaniestoday.com/cach-submit-website-len-google.html” lên google chẳng hạn.
Đầu tiên: Bạn truy cập vào giao diện mới của WMT. thông qua: https://search.google.com/search-console
Tiếp đến bạn nhìn vào mục:
Sau đó bạn bấm tìm kiếm, sẽ hiển thị ra một giao diện yêu cầu lập chỉ mục cho bài viết. Bạn bấm vào gửi bài viết và chờ vài phút, google sẽ thu thập thông tin bài viết mới cho bạn.
Làm sao tôi biết được bài viết của tôi đã được index?
Cách 1: Kiểm tra qua google
Bạn chỉ cần gõ câu lệnh “Site:URL” lên ô tìm kiếm trên google thì bạn sẽ kiểm tra dược.
Tôi làm ví dụ cho bạn thấy:
Tôi muốn kiểm tra bài viết “https://seocompaniestoday.com/thuat-ngu-seo.html” xem nó đã được index chưa tôi làm như sau:
Nếu bài viết của bạn hiển thị ra như bên dưới nghĩa là đã được lập chỉ mục
Trong trường hợp chưa được index nó sẽ hiển thị như sau:
Nếu bài viết của bạn viết được hơn 1 tuần mà chưa thấy được index (nghĩa là đã gửi thông tin index cho google rồi) thì đồng nghĩa với việc website của bạn đang gặp vấn đề.
Cách 2: Kiểm tra thông qua WMT
Bạn chỉ cần truy cập vào giao diện mới của webmaster tool và nhập địa chỉ đường dẫn bài viết và bấm tìm kiếm:
Nếu bài viết đã được lập chỉ mục sẽ có thông báo như sau:
Website của tôi chậm index hay không index khi submit có vấn đề gì không?
Website index chậm khi submit
Vấn đề này rất nhiều người gặp phải không chỉ riêng mình bạn, nếu chậm 4 dến 5 ngày thì không có vấn đề gì hết. Nguyên nhân index chậm ở đây là:
- Google dữ liệu ngày càng nhiều hơn dẫn tới việc index cũng không nhanh như vậy
- Do trang web của bạn mới lập, dữ liệu ít và độ uy tín thấp, và dĩ nhiên con bot google sẽ ưu tiên cho trang cập nhật dữ liệu thường xuyên và nhiều người sử dụng rồi.
- Do nội dung trên trang độ mới không cao
Trong trường hợp index chậm bạn tìm ra nguyên nhân, nếu là nguyên nhân 1 và 2 thì không đáng lo. Trong trường hợp do nguyên nhân 3, các đơn giản nhất là bạn cập nhật lại content của mình (ít nhất là thêm 300-550 từ) rồi submit lại.
Trong trường hợp đó vẫn index chậm thì trang của bạn đang dính thuật toán kìm hãm của google. Nó đang nghi ngờ bạn và cần một thời gian quan sát và theo dõi. Và bạn cứ cập nhật nội dung bình thường thôi, đẩy thêm người dùng từ mạng xã hội vào là ok nhé.
Website không index khi submit
Trong trường hợp bạn thấy website của mình không index thì bạn có thể kiểm tra lại:
- Trang web có thẻ noindex – thẻ này thông báo cho Google và các công cụ tìm kiếm khác rằng nó không được lập chỉ mục cho trang đó. Bạn có thể kiểm tra liệu có thẻ noindex trên một trang web hay không bằng cách tìm kiếm trong code HTML có chi tiết này <meta name = “googlebot” content = “noindex”> hoặc <meta name = “robots” content = “noindex”>, x-robots-tag: noindex; nếu có thì có thể xóa bỏ nó (nếu cần).
- Chặn index bằng file robots.txt – mọi trang web đều có robots.txt; file này cho phép hoặc giới hạn các con bot tìm kiếm thu thập thông tin. Chẳng hạn như những nơi con bot Google có thể/bị cấm thu thập dữ liệu và những trang nó có thể index hoặc không index. Bạn có thể kiểm tra xem URL có bị robots.txt chặn không bằng Công cụ thử nghiệm Robots của Google (https://www.google.com/webmasters/tools/robots-testing-tool). Đơn giản chỉ cần nhập một URL vào và bạn sẽ thấy nó có bị chặn hay không.
- Chặn index bởi file .htaccess – .htaccess là một tập hợp các trang web chạy trên các máy chủ web Apache (trên thế giới có khoảng 50% các trang web chạy ở đây (https://w3techs.com/technologies/details/ws-apache/all/all )). Nếu file .htaccess của bạn chứa dòng mã sau: Header set X-Robots-Tag “noindex, nofollow”, thì bạn cần xóa nó đi để cho phép Googlebot index trang web của bạn.
Nếu kiểm tra xong 3 lỗi trên mà không thấy vần đề gì thì có thể trường hợp website không được index vì nó không cung cấp đủ giá trị. Cũng có khả năng, website đang có vài vấn đề kỹ thuật lớn. Trong trường hợp này, bạn cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia SEO.
Submit website lên google có ảnh hưởng đến thứ hạng từ khóa không?
Trên thực tế thì việc submit website lên google không hề ảnh hưởng tới thứ hạng từ khóa của bạn.
Nó đơn giản chỉ giúp google nhận biết website/ bài viết của bạn sớm hơn và thu thập dữ liệu tốt hơn mà thôi.
Muốn cải thiện thứ hạng từ khóa cần có một quy trình SEO chính các với website của bạn. Và đơn giản hơn chính là việc tối ưu onpage và offpage SEO. Những kiến thức này tôi sẽ chia sẻ trong bài viết tiếp theo.
Mọi thắc mắc bạn vui lòng để lại comment dưới bài viết.