Ahref là gì? Hướng dẫn đọc hiểu các chỉ số ahref

Trong các công cụ hỗ trợ SEO thì ahref có lẽ là công cụ được nhiều người sử dụng nhất. Không chỉ vì đây là công cụ phân tích backlink mạnh nhất mà còn hỗ trợ rất nhiều các chỉ số khác cho SEO. Trong bài viết này tôi sẽ hướng dẫn các bạn đọc hiểu các chỉ số trong công cụ tuyệt vời này.

Lưu ý: Bài viết hướng dẫn dành cho người mới, nếu bạn ở một trình độ cao hơn có thể tham khảo các bài viết nâng cao về SEO khác của SEO CPT.

Ahref là gì?

Ahref là một công cụ phân tích SEO tuyệt vời, nó cũng có các robo giống như google đi quét thông tin và dữ liệu website. Từ đó hệ thống lại thành 1 big data phục vụ cho việc truy xuất, phân tích dữ liệu trong SEO.

Công cụ ahref được sử dụng cho rất nhiều mục đích của SEO như: phân tích website đối thủ, nghiên cứu từ khóa, marketing, cơ hội tăng traffic website, xây dựng liên kết (Backlinks),…

Tại sao bạn nên sử dụng ahref?

Dưới đây là một số thông tin được cung cấp để bạn thấy rằng nên sử dụng ahref để phân tích SEO cho website của mình.

chỉ số

Bạn có thể thấy rằng các con bọ cảu ahref chạy hơn 6 tỷ trang để thu thập các thông tin, và cứ 15 đến 30 phút chúng lại quét 1 lần.

Hiện nay số dữ liệu (big data) của ahref có:

  • 12 tỷ tỷ Links trên khắp internet
  • Cập nhật hơn 200 triệu domain
  • 3 tỷ tỷ Urls

Đáng ngạc nhiên hơn là một thống kê cho thấy, robo của ahref thu thập dữ liệu chính xác chỉ ngay sau google, chỉ số chính xác này còn cao hơn cả Bing và Yahoo nữa.

so sánh chỉ số thu thập dữ liệu của robo

Từ các số liệu trên thì các bạn cũng đã biết vì sao mình lại tin tưởng và sử dụng công cụ này rồi chứ.

Công cụ ahref có miễn phí không?

Khi trước công cụ ahref cho bạn dùng thử trong vòng 14 ngày, tuy nhiên bạn cần nhập số thẻ visa vào để dùng thử.

Nhiều bạn sử dụng các địa chỉ email khác nhau để dùng miễn phí tài khoản này. Cơ bản công cụ ahref có giá khá cao đối với người Việt nếu bỏ tiền ra sử dụng 1 mình thì quá là lãng phí.

Thay vào đó để sử dụng công cụ này bạn có thể tham gia vào các nhóm mua chung ahref, giá chỉ khoảng từ 100k đến 120k/ tháng. Với giá này bạn hoàn toàn có thể sử dụng được chúng để hỗ trợ phân tích SEO tốt hơn.

Đọc hiểu các chỉ số trong ahref

Phần này mình sẽ hướng dẫn đọc hiểu các thông số cơ bản. Trong quá trình trình bày mình có thể sử dụng nhiều từ viết tắt hoặc các thuật ngữ SEO mong các bạn thông cảm và xem qua về các thuật ngữ SEO để có thể nắm bắt được công cụ này nhé.

Được rồi chúng ta đi vào chỉ số đầu tiên:

Url rating (UR)

URL rating là điểm đo chỉ số sức mạnh và độ tin tưởng của url hay viết tắt là (UR). UR được đo theo thang điểm từ 0 đến 100 với 100 là điểm cao nhất còn 0 là điểm thấp nhất.

Chỉ số UR trong ahref
Chỉ số UR trong ahref

Tương tự như chỉ số UR thì điểm PA của MOZ cũng đo lường và đánh giá sức mạnh của đường dẫn.

Bạn lưu ý rằng, tất cả những con số này không chính xác 100% nhưng nó là con số tương đối chính xác để bạn có thể từ đó mà có phân tích cụ thể hơn.

Domain Rating (DR)

Domain rating (DR) là chỉ số đo lường toàn bộ sức mạnh và độ tin tưởng của trang web đấy. Và hầu hết ảnh hưởng đến nó chính là backlink. Hai số liệu UR và DR đều có thể bị thao túng vì vậy đừng quá tin tưởng vào nó.

Chỉ số DR trong ahref
Chỉ số DR trong ahref

So sánh với UR thì DR độ chính xác không bằng, bởi vì UR chỉ đo nguyên địa chỉ URL đó thôi còn DR sẽ đo trên toàn bộ Domain.

Tuy nhiên khi xây dựng backlink người ta thường nhìn vào cả 2 chỉ số này để có thể kiếm được những backlibk có chất lượng tốt về website của mình.

Một số thắc mắc về DR:

“- Tại sao DR của tôi cao vậy mà vẫn xếp dưới đối thủ?

– Đơn giản, bởi vì nó là một chỉ số đo lưởng thôi còn hơn 200 tiêu chí xếp hạng SEO nữa cơ mà”

“- Khi xây dựng baklink tôi nên lấy những link có DR bao nhiêu?

– Khi lấy link từ những trang có liên quan thì DR bao nhiêu cũng lấy hết, tuy nhiên những trang nội dung không liên quan tới sản phẩn dịch vụ doanh nghiệp bạn thì mình khuyên bạn lấy DR>40.”

Ahrefs Rank  (AR)

Ahrefs Rank nói lên thứ hạng của website dựa trên chất lượng và số lượng backlink trỏ về web ấy (Chủ yếu dựa vào DR là chính). Chỉ số này cũng có thể bị thao túng khi bạn bơm một lượng lớn backlink chất lượng vào.

Chỉ số AR trong ahref
Chỉ số AR trong ahref

Đây cũng là một trong những chỉ số giúp bạn nhìn tổng quan hơn về tình hình hiện tại.

Một số câu hỏi về AR:

“- Mình tăng số lượng và chất lượng backlink lên nhưng xếp hạng AR vẫn giảm là sao?

– Đơn giản là vì các trang khác họ đẩy còn nhiều hơn bạn gấp mấy lần thôi.”

“- Mình có nên tăng điểm cho AR không?

– AR nó là một chỉ số mà thôi, nếu bạn muốn chỉ số đẹp hơn để báo cáo với xếp thì có thể tăng. Tuy nhiên điều quan trọng vẫn là từ khóa lên top và đem lại những truy cập từ khác hàng tiềm năng.”

Live Index và Fresh Index

Thường thì cũng không nhiều người để ý đến chỉ số này lắm.

chỉ số index trong ahref

  • Live index cho thấy rằng backlink đó đang tồn tại
  • Còn Fresh index nghĩa là link đó đã tồn tại, có thể tồn tại từ 4 đến 5 tháng trước tuy nhiên hiện nay còn sống hay không thì không biết.

Bạn chỉ cần lấy Fresh index – live index = số backlink đã bị mất. Từ đó bạn nên tìm nguồn nào đó kiếm lại số backlink đã bị mất để ổn định vị trí từ khóa của website mình.

Keyword difficult (KD)

Keyword difficult (KD) là một trong những tiêu chí rất được quan tâm khi tiến hành xây dựng bộ từ khóa cho website.

KD cho bạn thấy rằng độ khó của từ khóa khi muốn rank nó vào top 10. Độ khó này xếp theo thang điểm từ 0 đến 100.

đọ khó từ khóa

Độ khó từ khóa này giúp bạn lựa chọn được từ khóa SEO tốt hơn, phụ thuộc rất nhiều vào cách làm, kỹ năng và kinh nghiệm của bạn.

Độ khó này sẽ có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau:

Mình ví dụ thế này…

“Giả sử từ khóa đó có độ khó là 65, thì theo mình, giả sử dựa trên kinh nghiệm mình sẽ nghĩ:

“À, cái này cần 65 con PBN là sẽ lên top 10 đây!”.

Còn bạn A thì bảo: “Chắc phải cần 1,000,000 backlinks thì mới top 10 được!”.

Bạn C thì nói “Ôi dào… Cần 20 backlinks domain là đủ top 10 rồi, từ khoá dễ ẹc ra mà…”

Bạn hiểu ý tôi rồi chứ?”

Thông thường bạn đừng quá tin tưởng vào độ khó từ khóa này vì sao?:

Để đánh giá dược độ khó từ khóa cần rất nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm SEO. Chứ không phải bất kỳ một công cụ thống kê nào đánh giá.

Tuy nhiên bạn có thể dựa vào nó để lựa chọn những từ khóa SEO tốt hơn cho website của mình.

Organic Keywords

Khi bạn nhập chính xác địa chủ url vào ô tìm kiếm thì sẽ hiển thị ra thông số organic keywords. Thông số này cho thấy rằng bạn đã có bao nhiêu từ khóa trên url đó lọt vào tốp 100.

Số lượng từ khóa ahref

Như hình trên bạn thấy đã có 2,1M (2,1 triệu) từ khóa trên trang 24h.com.vn đã lọt vào top 100.

Organic Traffic

Con số này ước tình từ 2,1M từ khóa vào top 100 kia sẽ mang lại bao nhiêu truy cập về trang web thông qua công cụ tìm kiếm.

lượng truy cập ahref

Tuy nhiên con số này chỉ mang tính tham khảo thôi, nó không hoàn toàn chính xác như thống kê trong Google webmaster tool hay Google analytics.

Organic Search

Phần này cho bạn xem tổng quan quá trình hình thành và phát triển website của bạn ở dạng biểu đồ. Phần này thống kê cả từ khóa và lượng truy cập thay đổi theo từng ngày.

Biểu đồ thống kê ahref

Anchor text

Đây có lẽ là phần mà hầu hết bạn làm SEO quan tâm nhất. Bạn bấm vào chữ “anchor text” ở cột bên trái sẽ hiển thị ra một bảng về từ khóa được gắn link trỏ về trang web của bạn.

Thông thường khi tính mật độ anchor text, bạn chú ý đến cột dofollow thôi. Mình đã có 1 bài riêng về anchor text, hãy tham khảo thêm để biết đầy đủ thông tin về nó nhé.

Top page

top page ahref

Tại đây bạn có thể xem được những trang mang về lượng truy cập tốt nhất. Từ đây bạn có thể xem trang nào chưa hiệu quả cần cải thiện và cập nhật nội dung mới.

Country

Tại mục này bạn có thể xem được lượng truy cập của bạn đến từ quốc gia nào. Nếu bạn nhắm thị trường quốc tế thì nguồn truy cập chủ yếu sẽ không đến từ Việt Nam như hình dưới:

country ahref

Competitor

Phân tích những đối thủ đang cạnh tranh trực tiếp với website của bạn.

10 đối thủ ahref thống kê

Keywords explorer

Đây là phân bạn có thể sử dụng để tìm kiếm và phân tích từ khóa cho website của mình.phân tích từ khóa ahref

Ứng dụng ahref trong phân tích SEO

Ahref được ứng dụng rất nhiều trong phân tích và nghiên cứu thúc đẩy SEO. Đây có thể là công cụ tôi thích và sử dụng nhiều nhất khi thực hiện công việc SEO.

Những điều tôi thường làm với ahref là:

  1. Phân tích đối thủ trong SEO website 
  2. Xây dựng backlink chất lượng, nội dung liên quan & bền vững 
  3. Kiếm traffic thông qua tìm kiếm từ khóa bóng ma 
  4. Loại bỏ và chống đối thủ chơi xấu (bơm link) bằng ahref

Kết Luận

Trên đây là toàn bộ những điều tôi biết về ahref, xin được chia sẻ lại bới những bạn newbie. Hy vọng các bạn có một tài liệu tham khảo hữu ích về cách sử dụng ahref trong viecjo SEO website của công ty, doanh nghiệp, cá nhân của mình.